D. “Nhóm giải quyết khủng hoảng” là nhóm người, có thể bao
gồm giáo viên và nhân viên không dạy học của nhà trường,
do quản lý tòa nhà chọn lựa tại mỗi trường, những người
này được huấn luyện để can thiệp khủng hoảng và chịu
trách nhiệm tham gia tích cực vào việc giải quyết khủng
hoảng. Quản lý tòa nhà hay người được chỉ định sẽ là
người đứng đầu của nhóm giải quyết khủng hoảng.
E. Cụm từ “đưa học sinh ra khỏi trường” là hành động giữ học
sinh trong IEP và hộ tống em này ra khỏi trường ốc hay
hoạt động tại trường mà học sinh trong IEP được đến học.
F. “Khẩn cấp” là trường hợp cần phải can thiệp ngay lập tức
để bảo vệ trẻ hay người khác không bị thương tích.
G. Tất cả những thuật ngữ và cụm từ khác dùng trong chánh
sách này sẽ được định nghĩa theo luật pháp tiểu bang và
liên bang hiện dụng hay cách sử dụng thông thường.
II. ĐƯA HỌC SINH TRONG IEP RA KHỎI TRƯỜNG
A. Nhóm Giải Quyết Khủng Hoảng đưa ra
Nếu hành vi của học sinh trong IEP đạt đến mức độ gây
nguy hiểm hay có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe, sự an
toàn, hay tài sản của học sinh, các học sinh khác, nhân viên
học đường, hay tài sản nhà trường thì sẽ triệu tập nhóm giải
quyết khủng hoảng của trường đến. Nhóm giải quyết
khủng hoảng có thể cố gắng giảm bớt hành vi của học sinh
bằng các phương tiện bao gồm, nhưng không giới hạn,
những phương tiện trình bày trong IEP của học sinh
và/hoặc chương trình can thiệp hành vi. Khi không thực
hiện được những biện pháp này, hay khi nhóm giải quyết
khủng hoảng xét thấy hành vi của học sinh tiếp tục gây
nguy hiểm hay có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe, sự an
toàn, hay tài sản của học sinh, các học sinh khác, nhân viên
học đường, hay tài sản nhà trường thì nhóm giải quyết
khủng hoảng có thể đưa em này ra khỏi trường. Nếu không
thể kiềm chế hành vi học sinh theo cách an toàn thì nhân
viên nhà trường có thể ngay lập tức yêu cầu sĩ quan liên lạc
cảnh sát hay viên chức giữ trật tự trợ giúp.
B. Sĩ Quan Liên Lạc Cảnh Sát hay Viên Chức Giữa Trật Tự
đưa ra
Nếu học sinh trong IEP có hành xử gây nguy hiểm hay có
thể gây nguy hiểm đến sức khỏe, sự an toàn, hay tài sản
của học sinh, các học sinh khác, nhân viên học đường, hay
tài sản nhà trường thì nhóm giải quyết khủng hoảng nhà
trường, quản lý tòa nhà, hay người được chỉ định quản lý
tòa nhà, có thể yêu cầu sĩ quan liên lạc cảnh sát hay viên
chức giữ trật tự đưa em này ra khỏi trường.
Nếu viên chức giữ trật tự bắt giữ hay đưa học sinh trong
IEP ra khỏi lớp, trường, hay sân trường theo yêu cầu của
quản lý trường hay nhân viên nhà trường trong ngày học
hai lần trong thời gian 30 ngày thì nhóm IEP của học sinh
phải họp để quyết định xem IEP của học sinh có đủ hoặc
có cần được đánh giá thêm hay không. Dù học sinh trong
IEP có hành xử gây nguy hiểm hay có thể gây nguy hiểm
đến sức khỏe, sự an toàn, hay tài sản của học sinh, các học
sinh khác, nhân viên học đường, hay tài sản nhà trường
hay không thì nhân viên khu học chánh có thể báo cáo tội
của học sinh trong IEP cho cơ quan thích hợp. Nếu khu
học chánh báo cáo tội phạm của học sinh trong IEP, thì
nhân viên nhà trường sẽ chuyển các bản hồ sơ giáo dục
Cẩm Nang Học Đường 2017-18
đặc biệt và kỷ luật của học sinh cho cơ quan thích hợp
xem xét, trong phạm vi việc chuyển đi này được Đạo Luật
Quyền Hạn và Riêng Tư về Giáo Dục Gia Đình (Family
Education Rights and Privacy Act, hay FERPA), Đạo Luật
Thực Hành Dữ Liệu Chánh Phủ của Minnesota
(Minnesota Government Data Practices Act), và chánh
sách của khu học chánh, Bảo Vệ và Giữ Kín Hồ Sơ Học
Sinh (Protection and Privacy of Pupil Records) cho phép.
Việc học sinh trong IEP được luật giáo dục đặc biệt bảo vệ
cũng không ngăn cơ quan công lực và cơ quan luật pháp
tiểu bang khỏi việc sử dụng trách nhiệm của họ để thực thi
luật pháp liên bang và tiểu bang cho những tội do học sinh
trong IEP gây ra.
C. Cho Phép Lực Lượng Hợp Lý
Khi đưa học sinh trong IEP ra khỏi trường thì quản lý tòa
nhà, người trong nhóm giải quyết khủng hoảng khác, hay sĩ
quan liên lạc cảnh sát hay người khác của khu học chánh,
dù họ có phải là người của nhóm giải quyết khủng hoảng
hay không, đều có thể sử dụng lực lượng hợp lý, khi cần
thiết trong một số trường hợp, để cải huấn hay giữ học sinh
hay tránh gây tổn hại hay tử vong cho người khác.
Khi đưa học sinh trong IEP ra khỏi trường, thì nhân viên
khu học chánh không được có hành động sau đây:
1. Hình phạt về thể xác bị Quy Chế Minn. §121A.58
nghiêm cấm;
2. Bắt trẻ chịu và giữ nguyên vị trí, hoạt động, hay tư thế
cụ thể, làm đau thân thể;
3. Hạn chế hoàn toàn hay một phần giác quan của trẻ để
làm hình phạt;
4. Từ chối hay hạn chế cho trẻ sử dụng thiết bị và dụng cụ
như khung tập đi, xe lăn, máy trợ thính, và bảng giao
tiếp tạo thuận lợi cho trẻ ngoại trừ khi tạm thời cần phải
lấy thiết bị hay dụng cụ để ngăn ngừa thương tích cho
trẻ hay những người khác hoặc tổn hại nghiêm trọng
cho thiết bị hay dụng cụ, trong trường hợp này thì thiết
bị hay dịch vụ cho trẻ cần được trả lại càng sớm càng
tốt;
5. Giao tiếp với trẻ theo hình thức hành động lạm dụng
tình dục, bỏ bê, hay đánh đập theo Quy Chế Minn.
§ 626.556;
6. Giữ (như định nghĩa trong Quy Chế Minn.
§ 125A.0941) là hạn chế hay làm cho trẻ khó thở, hạn
chế thở hay làm nguy hại đến khả năng giao tiếp, ép hay
đè lên đầu, họng, ngực, phổi, xương ức, cơ hoành, lưng,
hay bụng, hoặc cưỡi lên mình trẻ;
7. Không cho trẻ ăn hay uống theo giờ giấc đã định; và/hoặc
8. Không cho trẻ sử dụng phòng vệ sinh
D. Thông Báo cho Phụ Huynh
Quản lý tòa nhà hay người được chỉ định nên tìm cách báo
cho phụ huynh hay giám hộ của học sinh về việc đưa học
sinh ra khỏi trường càng sớm càng tốt sau khi đã đưa em đi.
E. Tiếp Tục Đưa Đi; Duyệt Xét IEP
Phải duyệt xét việc tiếp tục và dùng lại tiến trình đưa đi trình
bày ở đây khi lập ra chương trình IEP hay IIIP của học sinh.
F. Ảnh Hưởng của Chánh Sách trong Trường Hợp Khẩn Cấp;
Sử Dụng Thể Thức Hạn Chế
49