The shurangama mantra The shurangama mantra | Page 201
【KINH LĂNG NGHIÊM TRÍCH ĐOẠN】
chỗ thấy được thì gọi là sanh, thấy chỗ chẳng thấy được thì gọi
là diệt, cái nhân nối nhau chẳng gián đoạn thì gọi là thêm, khi
đang nối nhau, ở giữa có chỗ gián đoạn thì gọi là bớt, chỗ sanh
của mọi vật thì gọi là hữu, chỗ diệt của mọi vật thì gọi là vô;
dùng lý quán xét thì thấy đồng, dùng tâm thì thấy khác. Có
người đến cầu pháp hỏi nghĩa thì đáp: "ta nay cũng sanh cũng
diệt, cũng có cũng không, cũng thêm cũng bớt", bất cứ lúc nào
đều nói đảo loạn như thế, khiến người nghe rồi cũng như
không nghe.
b) Người ấy quán xét tâm họ đến chỗ Vô, vì vậy nên chẳng có
chứng đắc, hễ có người đến hỏi chỉ đáp một chữ "Vô", ngoài ra
không nói gì cả.
c) Người ấy quán xét tâm họ đến chỗ Hữu, vì vậy mà có sự
chứng đắc, hễ có người đến hỏi thì chỉ đáp một chữ "Hữu",
ngoài ra không nói gì cả.
d) Người ấy hữu vô cùng thấy, do cảnh rời rạc nên tâm cũng bị
rối loạn, hễ có người đến hỏi thì đáp: "Cũng có tức là cũng
không, ở trong cũng không, chẳng phải cũng có". Tất cả càn
loạn, chẳng thể hỏi ra kết quả.
- Do so đo này, hư vô càn loạn, lạc vào ngoại đạo, mê lầm tánh
Bồ Đề, đây gọi là ngoại đạo thứ năm chấp bốn thứ Điên Đảo,
Bất Tử, Càn Loạn, Biến Kế Hư Luận.
6.- Trong lúc thiền định, chánh tâm kiên cố, ma chẳng được dịp
quấy phá, quán xét cùng tột cội gốc của sanh diệt, trong dòng
sanh diệt vô tận khởi tâm so đo, người ấy bị đọa vào tư tưởng
điên đảo, chấp sau khi chết có tướng: hoặc tự giữ cái sắc thân,
cho sắc thân là ta; hoặc thấy ta bao trùm khắp các cõi nước, thì
cho ta có sắc; hoặc thấy duyên cảnh xưa theo ta luân hồi thì cho
sắc thuộc về ta; hoặc thấy cái ta nương theo hành ấm mà tương
tục, thì cho ta ở nơi sắc, xoay chuyển như vậy thành mười sáu
tướng, từ đó sanh ra cái chấp "có phiền não thật", và "Bồ Đề
thật", hai tánh ấy đi song song mà chẳng đụng chạm nhau, do
so đo này, chấp sau khi chết có tướng, lạc vào ngoại đạo, mê
lầm tánh Bồ Đề, ấy gọi là ngoại đạo thứ sáu trong ngũ ấm chấp
sau khi chết có tướng, lập Tâm Điên Đảo Luận.
7.- Trong lúc thiền định, chánh tâm kiên cố, ma chẳng được dịp
quấy phá. Quán xét cùng tột cội gốc của sanh diệt, trong những
_ 201 _