The shurangama mantra The shurangama mantra | Page 200
【KINH LĂNG NGHIÊM TRÍCH ĐOẠN】
diệt mà tâm tánh chẳng dời đổi, ngã tánh chẳng hoại, gọi ta là
tánh thường, sanh tử của tất cả chúng sanh từ ta mà ra thì gọi
là tánh vô thường.
d) Người ấy đã dứt được Tưởng Ấm, thấy hành ấm lưu chuyển
thường xuyên, gọi là tánh thường: sắc, thọ, tưởng ba ấm nay
đã diệt hết thì gọi là vô thường.
- Do so đo này, một phần vô thường, một phần là thường, nên
bị lạc vào ngoại đạo, mê lầm tánh Bồ Đề, ấy gọi là ngoại đạo thứ
ba lập Một Phần Thường Luận.
4.- Trong lúc thiền định, chánh tâm kiên cố, ma chẳng được dịp
quấy phá, quán xét cùng tột cội gốc của sanh diệt, trong phân vị
(2) khởi tâm so đo, người ấy bị đọa vào bốn thứ Hữu Biên
Luận:
a) Người ấy trong tâm so đo cái gốc sanh lưu chuyển chẳng
ngừng, chấp quá khứ vị lai gọi là hữu biên, chấp tâm tương tục
gọi là vô biên.
b) Người ấy quán từ tám vạn kiếp đến nay thì thấy có chúng
sanh, từ tám vạn kiếp trở về trước thì chẳng thấy chẳng nghe,
bèn cho chỗ chẳng thể thấy nghe ấy gọi là vô biên, chỗ có chúng
sanh gọi là hữu biên.
c) Người ấy chấp rằng ta biết cùng khắp, được tánh vô biên; tất
cả mọi người đang trong cái hay biết của ta, mà ta chẳng từng
biết cái tánh biết của họ, ấy gọi là họ chẳng được cái tâm vô
biên, chỉ được tánh hữu biên thôi.
d) Người ấy quán đến cùng tột Hành Ấm rỗng không, so đo
trong tâm cái sở thấy của mình, cho là ở trong một thân của tất
cả chúng sanh đều là phân nửa sanh phân nửa diệt, cho đến tất
cả hiện hữu trong thế giới này cũng đều phân nửa hữu biên,
phân nửa vô biên.
- Do so đo này, hữu biên vô biên, lạc vào ngoại đạo, mê lầm
tánh Bồ Đề, ấy gọi là ngoại đạo thứ tư lập Hữu Biên Luận.
5.- Trong lúc thiền định, chánh tâm kiên cố, ma chẳng được dịp
quấy phá, quán xét cùng tột cội gốc của sanh diệt, ở nơi tri kiến
khởi tâm so đo, người ấy bị đọa vào bốn thứ: điên đảo, bất tử,
càn loạn, biến kế hư luận:
a) Người ấy quán xét cội gốc của sự biến hóa thấy chỗ lưu
chuyển thì gọi là biến, thấy chỗ nối nhau thì gọi là thường, thấy
_ 200 _