The shurangama mantra The shurangama mantra | Page 199
【KINH LĂNG NGHIÊM TRÍCH ĐOẠN】
đó là thường, thì người ấy bị đọa vào bốn thứ Chấp Thường
Luận:
a) Người ấy xét thấy cùng tột bản tánh của tâm và cảnh, hai nơi
đều không có nhân, do tu tập biết được tất cả sự sanh diệt của
mười phương chúng sanh, từ hai vạn kiếp đến nay vẫn lưu
chuyển không hề tan mất, bèn chấp cho là thường.
b) Người ấy xét cùng tột cội gốc của tứ đại, bốn thứ tánh ấy
thường trụ, do tu tập biết được tất cả. Sự sanh diệt của mười
phương chúng sanh, từ bốn vạn kiếp đến nay cái thể vẫn
thường còn, không hề tan mất, bèn chấp cho là thường.
c) Người ấy xét cùng tột cội gốc của lục căn, theo tánh chấp thụ
của thức thứ bẩy, trong tâm-ý-thức, chỗ nguồn gốc căn bản,
tánh thường như vậy. Do tu tập biết được tất cả chúng sanh từ
tám vạn kiếp này, dù có luân hồi, vốn là thường trụ, cuối cùng
chẳng mất bản tánh, nên chấp cho là thường.
d) Người ấy đã dứt được tưởng ấm chẳng còn cái tưởng sanh
diệt cho là tâm sanh diệt, nay đã vĩnh diệt, tự nhiên thành
chẳng sanh diệt, vì tâm so đo nên chấp cho là thường.
- Do so đo này, tự làm mất chánh biến tri, lạc vào ngoại đạo, mê
lầm tánh Bồ Đề, ấy gọi là ngoại đạo thứ hai lập Viên Thường
Luận.
3.- Trong lúc thiền định, chánh tâm kiên cố, ma chẳng được dịp
quấy phá, quán xét cùng tột cội gốc của sanh diệt, khởi tâm so
đo giữa ta và người, người ấy bị đọa vào bốn thứ kiến chấp
điên đảo, một phần vô thường, một phần chấp thường luận:
a) Người ấy quán tâm diệu minh khắp cõi mười phương cho là
thần ngã chơn thật, từ đó sanh chấp, cho ta cùng khắp mười
phương, trạm nhiên sáng suốt chẳng động, tất cả chúng sanh ở
nơi tâm ta tự sanh tự diệt, vậy thì tâm tánh ta là thường, còn
sự sanh diệt ấy là chơn vô thường.
b) Người ấy chẳng quán tự tâm mà quán khắp mười phương
hằng sa quốc độ, thấy chỗ kiếp hoại (từ cõi tam thiền trở
xuống) thì gọi là chủng tánh chơn vô thường, còn chỗ kiếp
chẳng hoại được (từ cõi tứ thiền trở lên, kiếp hoại chẳng đến
được) thì gọi là chơn thường.
c) Người ấy chỉ quán riêng tâm mình, thấy tinh mật vi tế như vi
trần, lưu chuyển mười phương, khiến thân này liền sanh liền
_ 199 _