The shurangama mantra The shurangama mantra | Page 197
【KINH LĂNG NGHIÊM TRÍCH ĐOẠN】
Sắc Ấm tại sao gọi là Kiên Cố Vọng Tưởng? Vì do vọng tưởng
của cha mẹ và vọng tưởng của mình giao kết mà thành cái sắc
thân kiên cố này, nên gọi là Kiên Cố Vọng Tưởng.
Do Sắc Ấm và tri kiến giao tranh lẫn nhau, dựa theo đó mà sanh
ra tri kiến chấp thật, nên gọi là Kiếp Trược.
(2) Hư Minh Vọng Tưởng và Kiến Trược:
Thọ Ấm tại sao gọi là Hư Minh Vọng Tưởng? Vì Hư thì năng thọ,
Minh thì năng nhận, như bóng tượng hiện trong gương sáng.
Theo bản thể, hư minh là tâm Phật, tại sao nói là vọng tưởng?
Vì hễ mống lên một niệm chấp trước, muốn được sự chứng
đắc, thì liền bị thọ ấm che khuất, nên gọi là Hư Minh Vọng
Tưởng.
Kiến Trược là do tri kiến thọ nhận các cảnh rồi giao tranh lẫn
nhau, dựa theo đó mà sanh ra tri kiến chấp thật, nên gọi là
Kiến Trược.
(3) Dung Thông Vọng Tưởng và Phiền Não Trược:
Tưởng Ấm tại sao gọi là Dung Thông Vọng Tưởng? Do tưởng
năng dung thông biến hóa, khiến Tâm theo cảnh, khiến cảnh
theo Tâm. Vì cái Tâm chấp dung thông chưa được hóa giải, nên
ma mới được dịp thừa cái chấp ấy mà mê hoặc người, nên gọi
là Dung Thông Vọng Tưởng.
Tất cả phiền não đều do tưởng niệm mà có, dựa theo đó mà
sanh ra tri kiến chấp thật, nên gọi là Phiền Não Trược.
(QUYỂN CHÍN HẾT)
QUYỂN MƯỜI
IV - Ma Hành Ấm
- A Nan! Người tu thiền định, khi dứt được Tưởng Ấm, những
mộng tưởng bình thường tiêu sạch, thức, ngủ thường như một,
chẳng còn đuổi theo cảnh trần, cái giác minh vắng lặng như hư
không, thấy các núi sông, đất đai của thế gian như bóng hiện
trong gương, tùy duyên chiếu soi, ở đi đều chẳng dính mắc,
biết hết các tập khí xưa, cái nguồn gốc của sanh diệt từ đây
được hiển lộ, thấy khắp 12 loại chúng sanh trong mười
phương, dù chưa thông suốt manh mối của từng loại, nhưng
_ 197 _