PHƯƠNG THỨC KHAI TRỪ VÀ ĐUỔI HỌC
Quy Chế Minnesota, đoạn 121A.47
Tiểu đoạn 1. Không được khai trừ hay trục xuất nếu chưa điều
trần, trừ khi học sinh và phụ huynh hoặc giám hộ đã ký văn bản
khước từ quyền điều trần. Hội đồng nhà trường hoặc người đại
diện phải khởi xướng hành động này.
Tiểu đoạn 2. Văn bản thông báo ý định thực hiện hành động phải:
(a) Được trao tận tay học sinh và phụ huynh hay giám hộ,
hoặc gởi qua thư tín;
(b) Ghi toàn bộ các sự kiện, liệt kê danh sách nhân chứng và
lược tả lời khai của họ;
(c) Nêu rõ ngày giờ và địa điểm điều trần;
(d) Đính kèm bản sao các đoạn 121A.40 tới 121A.56;
(e) Mô tả dịch vụ giáo dục thay thế phù hợp với học sinh để
cố tránh tố tụng đuổi học; và
(f) Thông báo cho học sinh và phụ huynh hay giám hộ về quyền:
(1) Có đại diện tự chọn (kể cả luật sư) trong buổi điều trần.
Khu học chánh phải báo cho phụ huynh hay giám hộ
biết rằng có thể được hỗ trợ pháp lý miễn phí hoặc ít
tốn kém, và nên lấy danh sách liệt kê các nguồn tài
nguyên trợ giúp pháp lý từ ban phụ trách trẻ em, gia
đình, và học tập;
(2) Xem kỹ hồ sơ học bạ trước lúc điều trần;
(3) Xuất trình chứng cớ; và
(4) Đối chất và chất vấn nhân chứng của đối phương.
Tiểu đoạn 3. Phải chọn lịch biểu điều trần trong vòng mười ngày
kể từ lúc trao văn bản thông báo, trừ khi hội đồng nhà trường,
học sinh, phụ huynh hoặc giám hộ xin gia hạn không quá năm
ngày vì lý do chánh đáng.
Tiểu đoạn 4. Phải tiến hành điều trần với thời gian và địa điểm
hợp lý và thuận tiện cho học sinh, phụ huynh hoặc giám hộ.
Tiểu đoạn 5. Phải điều trần kín đáo, trừ khi học sinh, phụ huynh
hay giám hộ yêu cầu điều trần công khai.
Tiểu đoạn 6. Phải điều trần trước:
(1) Viên chức phân xử điều trần độc lập;
(2) Thành viên của hội đồng nhà trường;
(3) Ủy ban của hội đồng nhà trường; hoặc
(4) Toàn bộ hội đồng nhà trường, đúng theo quy định của hội
đồng này. Phải điều trần với tinh thần công bằng vô tư.
Tiểu đoạn 7. Hội đồng nhà trường phải ghi lại diễn tiến điều trần
(bằng ngân quỹ của khu học chánh), và bất cứ bên nào cũng có
thể tự bỏ tiền túi để lấy bản ghi chính xác. Nhân chứng phải
tuyên thệ khi khai báo. Viên chức phân xử điều trần hoặc thành
viên của hội đồng nhà trường phải có quyền phát lệnh triệu tập
và nhận tuyên thệ.
Tiểu đoạn 8. Vào thời điểm hợp lý trước lúc điều trần, học sinh,
phụ huynh hay giám hộ (hoặc người đại diện) cũng được phép
lấy xem toàn bộ hồ sơ lưu ghi về em này trong hệ thống trường
công lập, kể cả mọi kết quả khảo thí hay báo cáo làm nền tảng
cho hành động trù định.
Tiểu đoạn 9. Học sinh, phụ huynh hay giám hộ (hoặc người đại
diện) có quyền đối chất và chất vấn mọi nhân chứng của hệ
thống trường công lập, và bắt buộc trình diện bất cứ nhân viên
Cẩm Nang Học Đường 2019-20
hay đại diện chánh thức nào của hệ thống này - hoặc bất kỳ nhân
viên công lập hay người nào khác đang có bằng chứng làm nền
tảng cho hành động trù định.
Tiểu đoạn 10. Học sinh, phụ huynh hay giám hộ (hoặc người đại
diện) có quyền xuất trình chứng cớ và lời khai, kể cả phần trần
tình của chuyên gia tâm lý hay giáo dục.
Tiểu đoạn 11. Không được bắt buộc học sinh khai báo trong tố
tụng đuổi học.
Tiểu đoạn 12. Khuyến cáo của viên chức phân xử điều trần
(hoặc thành viên hội đồng hay ủy ban học đường) chỉ được dựa
vào những chứng cớ đáng kể đã xuất trình tại buổi điều trần, và
phải trao cho hội đồng nhà trường và các bên trong vòng hai
ngày kể từ lúc kết thúc điều trần.
Tiểu đoạn 13. Hội đồng nhà trường phải lấy quyết định dựa trên
khuyến cáo của viên chức phân xử điều trần hoặc thành viên hội
đồng hay ủy ban học đường, và phải công bố quyết định tại cuộc
họp được tổ chức trong vòng năm ngày sau khi có khuyến nghị.
Hội đồng nhà trường có thể tạo cơ hội cho các bên trình bày
những hoàn cảnh ngoại lệ và nhận xét về khuyến cáo của viên
chức phân xử, với điều kiện là không có bên nào xuất trình bất
cứ bằng chứng nào chưa được thừa nhận trong buổi điều trần.
Quyết định của hội đồng nhà trường phải dựa trên hồ sơ, phải ở
dạng văn bản, và phải nêu rõ những yếu tố chánh làm nền tảng
phán quyết - với đủ mức chi tiết để thông tin cho các bên (và ủy
viên phụ trách trẻ em, gia đình, và học tập) về căn bản và lý do
của quyết định đó.
Tiểu đoạn 14. Người quản trị học đường phải soạn thảo và thực
thi chương trình thâu nhận hoặc tái thâu nhận bất cứ học sinh nào
bị khai trừ hay trục xuất khỏi trường. Kế hoạch này có thể bao
gồm những biện pháp cải tiến hạnh kiểm học sinh và đòi hỏi phụ
huynh phải góp phần vào tiến trình thâu nhận hoặc tái thâu nhận,
và chỉ rõ hậu quả nếu học sinh không cải sửa hạnh kiểm.
Luật này cũng gồm cả tiến trình khiếu nại. Muốn biết thêm thông
tin thì nên liên lạc với Ray Brodeur theo số (763) 506-1650.
Tiêu Chuẩn Vận Dụng Vũ Lực Hợp Lý,
Đoạn 121A.582
(Cũng nên xem Quy Chế Minnesota 121A.582)
1. Trong một số trường hợp, ban nhân viên cũng cần vận dụng
vũ lực hợp lý để giữ an toàn cho học sinh. Người quản trị,
giáo viên, tài xế xe buýt học đường (hoặc đại diện khác của
trường) có thể vận dụng vũ lực hợp lý đối với học sinh mà
không cần em đó ưng thuận, nếu điều này thuộc thẩm quyền
hợp pháp và cần thiết để chấn chỉnh hay kềm chế học sinh,
hoặc ngăn ngừa tổn hại thân thể hay tử vong ở các em khác.
2. Theo định nghĩa, vũ lực hợp lý nghĩa là sức mạnh cần thiết
(chớ không vượt quá mức này) để ngăn chận hành vi có hại
của một hay nhiều học sinh đối với những em khác hoặc
người trong ban nhân viên.
3. Ban nhân viên có thể vận dụng vũ lực hợp lý: (a) để dẹp yên tình
trạng xáo trộn đe dọa gây thương tích cho người khác; (b) để
giật lấy vũ khí hay vật nguy hiểm khác đang chĩa về hoặc đang
thuộc quyền kiểm soát của học sinh; (c) vì mục đích tự vệ; (d)
để bảo vệ con người và/hoặc tài sản; và (e) để điều khiển cử
động hay hành vi của học sinh nhằm tránh gián đoạn (phi lý
47