Reports, guides, handbooks Policy Handbook 2019-20: Vietnamese | Page 48

Chánh sách về việc liên lạc giữa phụ huynh với học sinh trong ngày học, Số 903.2 Khu Học Chánh Anoka-Hennepin Chánh sách này phác nhìn nhận là cha mẹ ruột của học sinh thảo thủ tục phụ huynh có quyền bình đẳng liên lạc với các phải tuân hành nếu cần con trong ngày học. Đồng thời, Khu gặp mặt con mình trong ngày học (do trường hợp Học Chánh cũng nhận thấy tầm quan khẩn cấp). trọng của môi trường học tập không bị xao lãng và gián đoạn đối với mọi học sinh. Phụ huynh/giám hộ nên thu xếp gặp mặt và/hoặc trò chuyện với các con ngoài thời biểu học, nếu được. Nếu có trường hợp khẩn cấp buộc phụ huynh phải liên lạc với con mình trong ngày học, thì phụ huynh/giám hộ phải gọi điện thoại hoặc đến văn phòng hiệu trưởng để: 1. Yêu cầu gọi trẻ tới văn phòng để gặp phụ huynh/giám hộ, và/hoặc nói chuyện với em qua điện thoại. 2. Hiệu trưởng hoặc người được chỉ định sẽ suy xét có nên gọi học sinh rời khỏi lớp vào thời điểm đó hay không (để gặp mặt hoặc nói chuyện với phụ huynh/giám hộ). 3. Chánh sách này và các thủ tục đều được áp dụng bình đẳng cho mọi phụ huynh/giám hộ, bất kể có quyền trông giữ hay không. Khu Học Chánh nhìn nhận là tranh chấp thường xảy ra giữa những phụ huynh đã ly hôn hay ly thân; tuy nhiên, chúng tôi không là bên phân xử, và sẽ không gánh lấy vai trò này. Vì thế, Khu Học Chánh Anoka-Hennepin sẽ không thực thi lệnh trao quyền trông giữ hoặc thăm viếng cho phụ huynh, nếu lệnh đó không đặc biệt dành cho chúng tôi. Thủ tục 1. Hiệu trưởng hoặc người được chỉ định có thể chọn chỗ gặp mặt và nêu rõ quãng thời gian cho phép học sinh rời lớp. Nếu thích hợp thì hiệu trưởng hoặc người được chỉ định sẽ có mặt lúc phụ huynh/giám hộ gặp các con. 2. Phụ huynh/giám hộ không được đến lớp học, nhà ăn, hoặc chỗ khác tại trường để gặp con mình, trừ khi đã ghé qua văn phòng hiệu trưởng và được cho phép thực hiện. 3. Nếu phụ huynh/giám hộ (không có quyền trông giữ) đến yêu cầu cho dẫn con ra khỏi phạm vi nhà trường trong ngày học, hoặc đón trẻ về vào lúc cuối ngày (với mục đích đưa con ra khỏi phạm vi nhà trường), thì phải có văn bản cho phép của phụ huynh đang sống chung với trẻ, và có thể nhà trường sẽ liên lạc với phụ huynh giữ quyền trông nom để thông báo điều này. Tuyên Thệ Trung Thành, Số 531.0 I. MỤC ĐÍCH Hội đồng nhà trường nhìn nhận nhu cầu trương cờ Hoa Kỳ thích hợp và giảng dạy học sinh về nghi thức giữ đúng khuôn phép, chào cờ và tôn trọng quốc kỳ. Mục đích chánh sách này là quy định phương thức đọc thuộc lòng lời Tuyên Thệ Trung Thành và giảng dạy tại trường để hỗ trợ điều đó. II. PHÁT BIỂU CHUNG VỀ CHÁNH SÁCH Học sinh tại khu học chánh này phải đọc thuộc lòng lời Tuyên Thệ Trung Thành lá cờ Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ một hoặc 46 nhiều lần mỗi tuần. Người đọc tuyên thệ thuộc lòng là: A. Giáo viên chủ nhiệm của mỗi lớp hay người thay thế giáo viên; hoặc B. Người được hiệu trưởng chỉ định, hoặc người khác có quyền điều hành học đường, và dùng hệ thống liên lạc nội bộ của trường. III. ĐIỀU NGOẠI LỆ Bất cứ người nào không muốn cùng đọc thuộc lòng lời Tuyên Thệ Trung Thành vì bất cứ lý do riêng nào đều có thể làm đúng như thế. Học sinh và nhân viên nhà trường phải tôn trọng quyền lựa chọn của người khác. IV. GIẢNG DẠY Học sinh sẽ được dạy nghi thức giữ đúng khuôn phép, trương cờ đúng cách, chào cờ và tôn trọng quốc kỳ, và thực tập hành vi ái quốc. Đạo Luật Đuổi Học Công Bằng, Đoạn 121A.46 PHƯƠNG THỨC ĐÌNH CHỈ Quy Chế Minnesota 121A.46 Tiểu đoạn 1. Ban quản trị nhà trường không được đình chỉ học sinh khi Đây là đoạn trích từ chưa tổ chức họp mặt phi chánh thức Đạo Luật Đuổi Học (trên phương diện điều hành) với em Công Bằng của tiểu này. Phải triệu tập cuộc họp phi chánh bang. Anoka-Hennepin thức trước lúc đình chỉ, trừ khi xét thấy tuân theo những thủ tục này khi đình chỉ, khai trừ học sinh sẽ gây nguy hiểm tức thời và đáng kể cho bản thân hay những người hoặc trục xuất học sinh. xung quanh hoặc tài sản, và trong trường hợp đó phải tổ chức họp mặt điều hành sau thời điểm đình chỉ, nếu khả thi. Tiểu đoạn 2. Tại cuộc họp phi chánh thức, người quản trị nhà trường phải báo cho học sinh biết lý do đình chỉ, diễn giải bằng chứng đang có, và học sinh có thể trình bày quan điểm của mình về các sự kiện. Tiểu đoạn 3. Phải trao tận tay học sinh một văn bản thông báo có ghi rõ lý do đình chỉ, tóm tắt các sự kiện, lược tả lời khai, chương trình tái thâu nhận, và bản sao đoạn 121A.40 tới 121A.56, vào hoặc trước lúc đình chỉ có hiệu lực, và gởi cho phụ huynh hay giám hộ qua thư tín trong vòng 48 giờ kể từ thời điểm họp. Khu học chánh phải vận dụng mọi nỗ lực hợp lý để gọi điện thoại và thông báo với phụ huynh càng sớm càng tốt sau khi đình chỉ. Nếu học sinh bị đình chỉ mà không họp mặt phi chánh thức vì lý do em này dễ gây nguy hiểm tức thời và đáng kể cho những người xung quanh hoặc tài sản, thì phải trao văn bản thông báo cho học sinh và phụ huynh hay giám hộ trong vòng 48 giờ kể từ lúc đình chỉ. Tống đạt qua thư tín được xem như hoàn tất khi gởi xong. Tiểu đoạn 4. Bất chấp các điều khoản của tiểu đoạn 1 và 3, học sinh có thể bị đình chỉ và chờ quyết định của hội đồng nhà trường trong buổi điều trần về vấn đề đuổi học hay khai trừ, với điều kiện là có chu cấp dịch vụ giáo dục thay thế nếu đình chỉ quá năm ngày. Cẩm Nang Học Đường 2019-20