X. PHỔ BIẾN CHÁNH SÁCH
1. Vào lúc bắt đầu mỗi niên khóa, mỗi trường đều phải tổ chức
bàn thảo chánh sách này với toàn bộ ban nhân viên và với
mỗi học sinh theo cung cách thích hợp với độ tuổi và mức
hiểu biết, và hiệu trưởng hay người được chỉ định sẽ lưu ghi
ngày thảo luận tại mỗi lớp học.
2. Chánh sách này, và kể cả những hình thức kỷ luật khả hữu
khi vi phạm, sẽ được trình bày trong cẩm nang học sinh của
mỗi trường.
3. Chánh sách này sẽ được đăng tại nơi dễ thấy ở khắp trường
và những tòa nhà khác của khu học chánh, tại nơi thường có
học sinh và ban nhân viên. Sẽ để sẵn bích chương để mỗi học
đường sao chép.
4. Chánh sách này sẽ được gởi tới mọi nhà qua thư tín, vào lúc
bắt đầu mỗi niên khóa, dưới dạng một phần ấn phẩm Back to
School News (Tin tức tựu trường) của khu học chánh. Nếu có
gởi bản tin tới nhà học sinh (ít nhất một lần mỗi năm) thì sẽ
đính kèm phần tóm lược chánh sách/thủ tục này trong bản tin.
5. Phải trao chánh sách này cho mỗi nhân viên khu học chánh và
thầu khoán độc lập vào lúc ký kết hợp đồng tuyển dụng.
XI. DUYỆT LẠI CHÁNH SÁCH
Hội Đồng hoặc người được chỉ định sẽ duyệt lại chánh sách này hàng
năm xem có hiệu quả và thích hợp không, và nếu cần thiết thì hiệu
đính cho phù hợp với luật lệ hiện dụng của tiểu bang và liên bang.
Chánh sách trên thực tiễn:
Khu học chánh quyết tâm tạo dựng một bầu không khí bao quát
và tích cực tại mọi trường lớp để tất cả học sinh đều thấy thoải
mái, an toàn và sẵn sàng tiếp thu kiến thức. Tệ nạn sách nhiễu
không có chỗ đứng trong các học đường của chúng ta.
Ngôn từ sách nhiễu được nhắc đến tại đoạn III B, đoạn văn sáu
trong chánh sách kỷ luật của Khu Học Chánh Anoka-Hennepin.
Đây là kiểu nói năng viết lách tạo ra một môi trường thù nghịch
đáng kinh tởm hoặc có tính đe nẹt.
Đó là bất cứ dạng truyền đạt giao tiếp nào (từ ngữ, bài viết, ký
hiệu) có ý định hay công dụng xúc phạm, hạ thấp nhân phẩm,
làm mất phẩm giá, ngược đãi, lăng mạ và/hoặc đe nẹt người
khác hay nhóm người, và dựa trên sắc tộc, màu da, tín ngưỡng,
tôn giáo, nguồn gốc quốc gia, phái tính/giới tính, tình trạng hôn
nhân, khuyết tật, tình trạng hưởng trợ cấp công cộng, xu hướng
tình dục, độ tuổi, cương vị tạm nghỉ để chăm lo cho gia đình,
hoặc tình trạng cựu chiến binh. Ngay cả khi chỉ là trường hợp
đơn lẻ, cách giao tiếp như thế vẫn bị xem là phạm luật.
Một vài thí dụ về những dạng sách nhiễu khác tại học đường là:
Sách nhiễu theo sắc tộc, màu da, tôn giáo hoặc nguồn gốc quốc gia
• Lén nhét mẩu giấy có lời lẽ công kích vào hộc tủ và sổ ghi
chép của học sinh Mỹ gốc Phi Châu, nói xấu sắc tộc, và đe
dọa học sinh Mỹ gốc Phi Châu nào ngồi gần mình trong
nhà ăn.
• Đăng dòng sau đây trên Facebook: “Tất cả bọn Mễ ở trường
chúng ta đều phải cút về đất nhà.” Ngày hôm sau cũng có
cãi cọ to tiếng giữa hai học sinh đang tranh cãi về “lời lẽ kỳ
thị sắc tộc trên Facebook” trong hành lang tại trường.
Ngôn từ sách nhiễu
Cẩm Nang Học Đường 2019-20
Sách nhiễu tình dục
• Chỉ một thời gian ngắn sau khi nhập học ở trường mới,
một nữ sinh đã vương vào cuộc tình yêu đương lãng mạn
nhưng chóng vánh với học sinh khác. Sau khi cặp này chia
tay, các nam sinh và nữ sinh khác bắt đầu lộ thói mắng
nhiếc cô bạn mới bằng ngôn từ xỉ vả có hơi hướm tình
dục, đồn thổi về hành vi ái dục của em này, đồng thời cũng
đe dọa nạn nhân qua tin nhắn và điện thư.
Sách nhiễu dựa trên xu hướng tình dục/phái tính
• Suốt niên khóa, một học sinh đệ nhị cấp bị mắng nhiếc
(kể cả dạng nói xấu người đồng tính và bình phẩm tình dục)
cả trước mặt và trên các mạng xã hội. Em này bị đe dọa và
nhạo báng tại trường vì không theo đúng khái niệm rập
khuôn về hành động cư xử và ngoại hình của con trai ở độ
tuổi thanh thiếu niên (thí dụ: có cử chỉ ẻo lả, chọn hoạt động
ngoại khóa phi truyền thống, trang phục, và cách chải chuốt).
Sách nhiễu khuyết tật
• Nhiều bạn cùng lớp đã gọi một em học yếu là “đồ ngu
độn” nhiều lần, lúc ở trường và trên xe buýt học đường.
Tuyệt đối cấm sách nhiễu không chỉ ở trường, trong giờ học, mà
còn cả trước hoặc sau giờ học và tại mọi khuôn viên nhà trường,
kể cả xe buýt học đường, chức năng hoạt động cấp trường, hay
những sinh hoạt tổ chức ở nơi khác. Chánh sách này cũng áp
dụng cho bất cứ hành vi nào (ngoài khu học xá) gây ra hay đe
dọa gây ra gián đoạn thật sự đáng kể tại trường, hoặc xâm phạm
quyền (của học sinh hay nhân viên) tự do học tập/làm việc trong
môi trường không thù nghịch, và có tính đến tổng bối cảnh trong
và ngoài khu học xá. Sau đây là một vài thí dụ về hành vi ngoài
khu học xá có ảnh hưởng lan tới tận trường:
• Một nữ sinh tố cáo mình bị học sinh khác cưỡng hiếp ở
ngoài phạm vi nhà trường, và khi trở lại trường thì bị những
em khác (là bạn của kẻ thủ ác) chế giễu và sách nhiễu.
• Trong lúc ở nhà, một học sinh đã đăng bài hát có nhiều lời
lẽ về xu hướng tình dục của bạn đồng học cho 1,000 “bạn”
khác trên Facebook biết, và nhiều em trong số đó lại là học
trò cùng trường. Bài hát này “nhanh chóng lan truyền” và là
chủ đề bàn tán chánh tại trường suốt nhiều tuần, kết quả là
học sinh bị sách nhiễu đành phải ở nhà và lỡ nhiều bài vở.
Thí dụ về hành vi ngoài khu học xá không có ảnh hưởng tiếp nối
tại trường (vì vậy học đường không thể áp dụng hình thức kỷ luật):
• Trong bữa tiệc tại khu dân cư vào buổi tối thứ Bảy, hai học
sinh đã mạt sát sắc tộc của nhau rồi sanh ra ẩu đả. Không
có hậu quả nào tại trường sau vụ đó.
Chánh sách kỷ luật của khu học chánh có nhắc đến và định rõ
hình phạt khi dùng ngôn từ như thế, nhưng cộng đồng chúng ta
cần phải hợp tác với nhau để ngăn chận dạng sách nhiễu này.
Phụ huynh và ban nhân viên học chánh cần phải báo cho tất cả
học sinh biết rằng: đó là tệ nạn, và sẽ không được dung thứ.
Muốn tạo dựng một cộng đồng truyền dạy kiến thức bao quát và
tích cực thì học sinh, phụ huynh và ban nhân viên học chánh
phải chung vai góp sức tiễu trừ ngôn từ sách nhiễu - qua cách
giáo dục và dùng biện pháp kỷ luật thích hợp.
43