Sau khi điều tra, người quản trị sẽ có thẩm quyền xem đã có hay
không có vi phạm chánh sách về ngôn từ sách nhiễu. Nếu có vi
phạm như thế thì hình thức kỷ luật hay biện pháp trừng phạt sẽ
tiếp nối như đã định dưới đây.
Cùng với người được giám quản chỉ định, người quản trị có thể
có thẩm quyền áp dụng biện pháp thích hợp hơn (khi cần thiết)
để giữ an toàn cho mọi học sinh.
Mọi quy định và điều luật của liên bang và tiểu bang về học
sinh theo giáo dục đặc biệt sẽ áp dụng lên những thủ tục
chánh sách này.
Nếu vi phạm lần thứ nhất thì sẽ được giáo huấn về ngôn từ sách
nhiễu, và cũng có thể gồm thêm một hoặc nhiều điều sau đây:
a. Đến tối đa 5 ngày có mặt ở trung tâm giáo dục.
b. Đến tối đa 10 ngày OSS (out-of-school suspension, hay
cấm không cho đến trường).
c. Họp phụ huynh/giám hộ.
d. Phải báo cho phụ huynh/giám hộ và học sinh biết là bất cứ
lần vi phạm kế tiếp nào đều bị đưa ra Hội Đồng Nhà
Trường để đuổi học tới tối đa một niên lịch.
e. Chuyển đến cơ quan công lực địa phương.
f. Chuyển đến Giám Đốc Phụ Trách Hoạt Động (lớp 9-12).
Nếu vi phạm lần thứ nhì thì sẽ được giáo huấn về ngôn từ sách
nhiễu, và cũng có thể gồm thêm một hoặc nhiều điều sau đây:
a. Đến tối đa 10 ngày OSS (cấm không cho đến trường).
b. Họp phụ huynh/giám hộ.
c. Chuyển đến hội đồng để đuổi học tới tối đa một niên lịch.
d. Chuyển đến cơ quan công lực địa phương.
e. Chuyển đến Giám Đốc Phụ Trách Hoạt Động (lớp 9-12).
Nếu vi phạm những lần kế tiếp thì sẽ được giáo huấn về ngôn từ
sách nhiễu, đuổi về hay đình chỉ, và cũng có thể gồm thêm một
hoặc nhiều điều sau đây:
a. Họp phụ huynh/giám hộ.
b. Chuyển đến hội đồng để đuổi học tới tối đa một niên lịch.
c. Chuyển đến cơ quan công lực địa phương.
d. Chuyển đến Giám Đốc Phụ Trách Hoạt Động (lớp 9-12).
Muốn xác định hình thức ứng phó thích hợp, người quản trị sẽ suy
xét mức độ gián đoạn về an toàn đối với cá nhân hoặc nhóm, về
môi trường học tập tại trường, và xem hành vi đó có tạo ra môi
trường thù nghịch cho học sinh hoặc nhóm trẻ em hay không.
Nếu học sinh vi phạm chánh sách cấm Ngôn Từ Sách Nhiễu
nhiều lần (và/hoặc với mức độ ngày càng leo thang) bất chấp
biện pháp can thiệp thích hợp, thì phải áp dụng hình thức ứng
phó hay kỷ luật tăng dần từng bậc.
Muốn trình báo mối lo ngại thì nên liên lạc với:
Jennifer Cherry, Điều Phối Viên theo Tựa Đề IX
763-506-1120
[email protected]
Educational Service Center (Trung Tâm Dịch Vụ Giáo Dục)
2727 N. Ferry Street
Anoka, MN 55303
44
Chánh Sách Cấm Ức Hiếp, Số 526.0
Lưu ý: Chánh Sách Kỷ Luật
506.0 cũng nhắc đến vấn đề ức Chánh sách này nghiêm cấm ức
hiếp tại Khu Học Chánh
hiếp. Trong đó quy định như
Anoka-Hennepin, bất kể ở trong
sau: “Là sai phạm ở bất cứ
hay ngoài phạm vi nhà trường.
dạng nào đối với người mình
• Trong đó định nghĩa về ức hiếp.
đã hoặc dự định giao tiếp. Vi
• Trong đó phác thảo phương thức
phạm như thế bao gồm, nhưng
trình báo trường hợp ức hiếp.
không giới hạn ở: dùng
• Trong đó phác thảo hành động của
và/hoặc không dùng lời nói để: khu học chánh khi nghe báo cáo về
trường hợp ức hiếp.
đe nẹt/dọa dẫm; đeo bám; cản
trở; công kích; ẩu đả; moi
tiền; bắt nạt, sách nhiễu dựa trên sắc tộc; sách nhiễu dựa trên khuyết
tật; sách nhiễu/bạo hành tình dục; phơi bày khiếm nhã; ức hiếp.”
I.
MỤC ĐÍCH
Mục đích của chánh sách này là duy trì một môi trường tích cực,
an toàn, không có ức hiếp - để học sinh và ban nhân viên học tập
và làm việc. Mọi dạng ức hiếp đều không tương đồng với mục
tiêu giáo dục của khu học chánh, và luôn luôn bị nghiêm cấm.
II. QUY ĐỊNH CỦA CHÁNH SÁCH
A. Nghiêm cấm những điều sau đây ở mọi học sinh, giáo viên,
người quản trị, thiện nguyện viên, thầu khoán, hoặc nhân
viên khác của khu học chánh: hoạch định, chỉ đạo, khuyến
khích, ám trợ, hay góp phần vào hành vi ức hiếp.
B. Nghiêm cấm những điều sau đây ở mọi giáo viên, người
quản trị, thiện nguyện viên, thầu khoán, hoặc nhân viên
khác của Khu Học Chánh: cho phép, bỏ qua hay dung thứ
hành vi ức hiếp.
C. Thái độ chịu phép hoặc thuận tình lộ rõ ở người bị ức hiếp
vẫn không làm giảm hiệu lực của điều cấm trong chánh
sách này.
D. Chánh sách này áp dụng lên những hành vi thực hiện trong
hay ngoài khuôn viên nhà trường, cả trong và sau giờ học.
E. Người nào can dự vào hành động vi phạm luật lệ hay chánh
sách của trường để được kết nạp hoặc gia nhập tổ chức học
sinh thì sẽ bị kỷ luật vì hành động đó.
F. Khu Học Chánh sẽ điều tra mọi than phiền về hành vi ức
hiếp và sẽ áp dụng hình thức kỷ luật hay biện pháp trừng trị
thích hợp đối với bất cứ học sinh, giáo viên, người quản trị,
thiện nguyện viên, thầu khoán hoặc nhân viên học vụ nào
khác, nếu xét thấy đã vi phạm chánh sách này.
III. CÁC ĐỊNH NGHĨA
A. “Ức hiếp” (hazing) nghĩa là tự thực hiện hoặc cưỡng ép
học sinh thực hiện hành động rất dễ gây hại cho người khác
để được kết nạp hay gia nhập tổ chức, hoặc vì bất kỳ mục
đích nào khác. Thuật ngữ “ức hiếp” bao gồm, nhưng không
giới hạn ở:
1. Bất cứ dạng hành vi thô bạo hung ác nào, chẳng hạn
như đánh đập, đóng dấu sắt nung, cho điện giật, hoặc
nhét chất có hại vào thân thể.
2. Bất cứ dạng hoạt động thể chất nào, chẳng hạn như làm
mất ngủ, bắt dãi gió dầm sương, nhốt ở chỗ nhỏ hẹp bít
bùng, uốn vặn thân thể, hoặc hành động khác làm cho
học sinh dễ bị tổn hại phi lý hoặc ảnh hưởng bất lợi đến
sự an sinh tinh thần hay thể chất hoặc mức độ an toàn
của các em.
Cẩm Nang Học Đường 2019-20