Tiểu đoạn 5 . Phải điều trần kín đáo , trừ khi học sinh , phụ huynh hay người giám hộ yêu cầu điều trần công khai .
Tiểu đoạn 6 . Phải điều trần trước : ( 1 ) Viên chức phân xử điều trần độc lập ; ( 2 ) Thành viên của hội đồng nhà trường ; ( 3 ) Ủy ban của hội đồng nhà trường ; hoặc
( 4 ) Toàn bộ hội đồng nhà trường , đúng theo quy định của hội đồng này . Phải điều trần với tinh thần công bằng vô tư .
Tiểu đoạn 7 . Hội đồng nhà trường phải ghi lại diễn tiến điều trần ( bằng ngân quỹ của khu học chánh ), và bất cứ bên nào cũng có thể tự bỏ tiền túi để lấy bản ghi chính xác . Nhân chứng phải tuyên thệ khi khai báo . Viên chức phân xử điều trần hoặc thành viên của hội đồng nhà trường phải có quyền phát lệnh triệu tập và nhận tuyên thệ .
Tiểu đoạn 8 . Vào thời điểm hợp lý trước lúc điều trần , học sinh , phụ huynh hay người giám hộ ( hoặc người đại diện ) cũng được phép xem toàn bộ hồ sơ về học sinh này trong hệ thống trường công lập , kể cả mọi kết quả khảo thí hay báo cáo làm nền tảng cho hành động trù định .
Tiểu đoạn 9 . Học sinh , phụ huynh , người giám hộ hoặc người đại diện có quyền đối chất và chất vấn mọi nhân chứng của hệ thống trường công lập , và bắt buộc trình diện bất cứ nhân viên hay đại diện chính thức nào của hệ thống này – hoặc bất kỳ nhân viên công lập hay người nào khác đang có bằng chứng làm nền tảng cho hành động trù định .
Tiểu đoạn 10 . Học sinh , phụ huynh hay người giám hộ ( hoặc người đại diện ) có quyền xuất trình chứng cớ và lời khai , kể cả phần trần tình của chuyên gia tâm lý hay giáo dục .
Tiểu đoạn 11 . Không được bắt buộc học sinh khai báo trong tố tụng đuổi học .
Tiểu đoạn 12 . Khuyến cáo của viên chức phân xử điều trần , thành viên hội đồng nhà trường hoặc ủy ban chỉ được dựa vào những chứng cớ đáng kể đã xuất trình tại buổi điều trần , và phải trao cho hội đồng nhà trường và các bên trong vòng hai ngày kể từ lúc kết thúc điều trần .
Tiểu đoạn 13 . Hội đồng nhà trường phải quyết định dựa trên khuyến cáo của viên chức phân xử điều trần , thành viên hội đồng nhà trường hoặc ủy ban , và phải công bố quyết định tại cuộc họp được tổ chức trong vòng năm ngày sau khi có khuyến nghị . Hội đồng Nhà trường có thể tạo cơ hội cho các bên trình bày những hoàn cảnh ngoại lệ và nhận xét về khuyến cáo của viên chức phân xử , với điều kiện là không có bên nào xuất trình bất cứ bằng chứng nào chưa được thừa nhận trong buổi điều trần . Quyết định của hội đồng nhà trường phải dựa trên hồ sơ , phải ở dạng văn bản , và phải nêu rõ những yếu tố chính làm nền tảng phán quyết – với đủ mức chi tiết để thông tin cho các bên ( và ủy viên phụ trách trẻ em , gia đình , và học tập ) về căn bản và lý do của quyết định đó .
Tiểu đoạn 14 .
( a ) Người quản trị của trường phải soạn thảo và thực thi chương trình thu nhận hoặc tái thu nhận bất cứ học sinh nào bị khai trừ hay trục xuất khỏi trường . Kế hoạch này có thể bao gồm những biện pháp cải thiện hạnh kiểm học sinh và yêu cầu phụ huynh phải góp phần vào tiến trình thu nhận hoặc tái thu nhận , và chỉ rõ hậu quả nếu học sinh không cải thiện hạnh kiểm .
( b ) Định nghĩa đình chỉ theo mục 121A . 41 , tiểu đoạn 10 , không áp dụng với việc học sinh bị đuổi học từ một ngày trở xuống , trừ khi được quy định theo luật liên bang đối với học sinh khuyết tật . Mỗi hành động đình chỉ có thể bao gồm cả một kế hoạch tái thu nhận . Kế hoạch tái thu nhận phải cung cấp các dịch vụ giáo dục thay thế ( nếu thích hợp ), không được sử dụng để kéo dài thời gian đình chỉ hiện tại của học sinh . Phù hợp với mục 125A . 091 , tiểu đoạn 5 , kế hoạch tái thu nhập không được bắt buộc phụ huynh hoặc người giám hộ phải cung cấp thuốc hướng thần cho con họ làm điều kiện để học sinh được thu nhận lại . Các nhân viên của trường không được sử dụng việc phụ huynh hoặc người giám hộ từ chối cho con họ sử dụng thuốc hướng thần hoặc từ chối việc đánh giá , kiểm tra hoặc khám tâm thần cho học sinh làm căn cứ để ngăn cấm học sinh tham dự lớp học hoặc tham gia vào một hoạt động liên quan của trường , hoặc làm cơ sở để buộc tội lạm dụng trẻ em , bỏ bê trẻ em hoặc bỏ bê y tế hoặc giáo dục .
Luật này cũng gồm cả tiến trình kháng cáo . Để biết thêm thông tin , hãy liên lạc với Ray Brodeur , 763-506-1560 .
Tiêu chuẩn sử dụng vũ lực hợp lý , mục 121A . 582
( Xem thêm Quy chế Minnesota 121A . 582 )
1 . Trong một số trường hợp , nhân viên cũng cần sử dụng vũ lực hợp lý để giữ an toàn cho học sinh . Người quản trị , giáo viên , tài xế xe buýt của trường ( hoặc đại diện khác của trường ) có thể sử dụng vũ lực hợp lý đối với học sinh mà không cần em đó ưng thuận , nếu điều này thuộc thẩm quyền hợp pháp và cần thiết để chấn chỉnh hay kiềm chế học sinh , hoặc ngăn ngừa tổn hại thân thể hay tử vong ở các em khác .
2 . Vũ lực hợp lý nghĩa là sử dụng sức mạnh cần thiết ( chứ không vượt quá mức này ) để ngăn chặn hành vi có hại của một hay nhiều học sinh đối với những em khác hoặc nhân viên .
3 . Nhân viên có thể sử dụng vũ lực hợp lý : ( a ) để dẹp yên tình trạng xáo trộn đe dọa gây thương tích cho người khác ; ( b ) để giật lấy vũ khí hay vật nguy hiểm khác đang chĩa về hoặc đang thuộc quyền kiểm soát của học sinh ; ( c ) vì mục đích tự vệ ; ( d ) để bảo vệ con người và / hoặc tài sản ; và ( e ) để điều khiển cử động hay hành vi của học sinh nhằm tránh gián đoạn ( phi lý hoặc có ác ý ) những hoạt động của lớp học hay nơi khác trong trường . Theo ý nghĩa và ý định của chính sách này , bất cứ hành động nào như thế đều không bị xem là trừng phạt thể chất .
4 . Nhân viên có thể tham dự khóa huấn luyện Can thiệp và Ngăn chặn Khủng hoảng ( Crisis Prevention Intervention , hay CPI ) bất kỳ lúc nào trong năm . Nhân viên được khuyến khích chủ động áp dụng kỹ thuật làm lắng dịu căng thẳng để giảm thiểu nhu cầu kiềm chế .
5 . Nếu cần phải kiềm chế thể chất đối với học sinh đang sử dụng dịch vụ giáo dục đặc biệt , thì phải điền đầy đủ vào Báo cáo Sự việc Nghiêm trọng .
46 ahschools . us / policies Sổ tay Học đường 2021-22