Mọi quy định và điều luật của liên bang và tiểu bang về học sinh sử dụng dịch vụ giáo dục đặc biệt sẽ áp dụng cho các thủ tục chính sách này . Nếu vi phạm lần thứ nhất thì sẽ được giáo huấn về ngôn từ quấy rối , và cũng có thể gồm thêm một hoặc nhiều điều sau đây : a . Đến tối đa 5 ngày có mặt ở trung tâm giáo dục . b . Đến tối đa 10 ngày OSS ( out-of-school suspension , hay cấm không cho đến trường ). c . Họp phụ huynh / người giám hộ . d . Phải báo cho phụ huynh / người giám hộ và học sinh biết là bất cứ lần vi phạm kế tiếp nào sẽ bị đưa ra Hội đồng Nhà trường để đuổi học tối đa một năm lịch . e . Chuyển cho viên chức thực thi pháp luật . f . Chuyển cho Giám đốc phụ trách Hoạt động ( lớp 9-12 ). Nếu vi phạm lần thứ hai thì sẽ được giáo huấn về ngôn từ quấy rối , và cũng có thể gồm thêm một hoặc nhiều điều sau đây : a . Đến tối đa 10 ngày OSS ( out-of-school suspension , hay cấm không cho đến trường ). b . Họp phụ huynh / người giám hộ . c . Đưa ra hội đồng để đuổi học tối đa một năm lịch . d . Chuyển cho viên chức thực thi pháp luật . e . Chuyển cho Giám đốc phụ trách Hoạt động ( lớp 9-12 ). Nếu vi phạm những lần kế tiếp thì sẽ được giáo huấn về ngôn từ quấy rối , đuổi về hay đình chỉ , và cũng có thể gồm thêm một hoặc nhiều biện pháp sau đây : a . Họp phụ huynh / người giám hộ . b . Đưa ra hội đồng để đuổi học tối đa một năm lịch . c . Chuyển cho viên chức thực thi pháp luật . d . Chuyển cho Giám đốc phụ trách Hoạt động ( lớp 9-12 ). Khi xác định hình thức kỷ luật thích hợp , người quản trị sẽ suy xét mức độ gián đoạn về an toàn đối với cá nhân hoặc nhóm , về môi trường học tập tại trường , và xem hành vi đó có tạo ra môi trường thù nghịch cho học sinh hoặc nhóm học sinh hay không . Nếu học sinh vi phạm chính sách cấm Ngôn từ Quấy rối nhiều lần ( và / hoặc với mức độ ngày càng leo thang ) bất chấp biện pháp can thiệp thích hợp , thì phải áp dụng hình thức ứng phó hay kỷ luật tăng dần từng bậc .
Chính sách cấm ức hiếp , số 526.0
Lưu ý : Chính sách kỷ luật 506.0 áp dụng với cả hành vi ức hiếp . Trong đó quy định như sau : “ Hành vi vi phạm đối với bất cứ ai mình đã hoặc dự định giao tiếp theo bất kỳ cách nào . Những hành vi vi phạm như thế bao gồm , nhưng không giới hạn ở : dùng và / hoặc không dùng lời nói để : đe nẹt / dọa dẫm ; đeo bám ; cản trở ; công kích ; ẩu đả ; moi tiền ; bắt nạt , quấy rối dựa trên sắc tộc ; quấy rối dựa trên khuyết tật ; quấy rối / bạo hành tình dục ; phơi bày khiếm nhã ; ức hiếp .”
Chính sách này nghiêm cấm ức hiếp tại Khu học chánh Anoka-Hennepin , bất kể ở trong hay ngoài phạm vi nhà trường .
• Trong đó định nghĩa về ức hiếp .
• Trong đó đặt ra quy trình báo cáo hành vi ức hiếp .
• Trong đó đặt ra hành động của khu học chánh khi nghe báo cáo về trường hợp ức hiếp .
I . MỤC ĐÍCH Mục đích của chính sách này là duy trì một môi trường tích cực , an toàn , không có ức hiếp – để học sinh và nhân viên học tập và làm việc . Mọi dạng ức hiếp đều trái với mục tiêu giáo dục của khu học chánh và luôn bị nghiêm cấm . II . TUYÊN BỐ VỀ CHÍNH SÁCH
A . Nghiêm cấm học sinh , giáo viên , người quản trị , tình nguyện viên , nhà thầu hoặc nhân viên khác của khu học chánh lên kế hoạch , chỉ đạo , khuyến khích , hỗ trợ hay góp phần vào hành vi ức hiếp .
B . Nghiêm cấm những hành vi sau đây ở mọi giáo viên , người quản trị , tình nguyện viên , nhà thầu hoặc nhân viên khác của Khu học chánh : cho phép , bỏ qua hay dung thứ hành vi ức hiếp .
C . Thái độ chịu phép hoặc thuận tình lộ rõ ở người bị ức hiếp vẫn không làm giảm hiệu lực của điều cấm trong chính sách này .
D . Chính sách này áp dụng cho những hành vi xảy ra trong hay ngoài khuôn viên nhà trường , cả trong và sau giờ học .
E . Người nào can dự vào hành vi vi phạm luật lệ hay chính sách của trường để được kết nạp hoặc gia nhập tổ chức học sinh thì sẽ bị kỷ luật vì hành động đó .
F . Khu học chánh sẽ điều tra mọi than phiền về hành vi ức hiếp và sẽ áp dụng hình thức kỷ luật hay biện pháp trừng trị thích hợp đối với bất cứ học sinh , giáo viên , người quản trị , tình nguyện viên , nhà thầu hoặc nhân viên khu học chánh nào khác , nếu xét thấy đã vi phạm chính sách này . III . ĐỊNH NGHĨA
A . “ Ức hiếp ” ( hazing ) nghĩa là tự thực hiện hoặc cưỡng ép học sinh thực hiện hành động rất dễ gây hại cho người khác để được kết nạp hay gia nhập tổ chức , hoặc vì bất kỳ mục đích nào khác . Thuật ngữ “ ức hiếp ” bao gồm , nhưng không giới hạn ở : 1 . Bất cứ dạng hành vi thô bạo nào , chẳng hạn như đánh đập , đóng dấu sắt nung , cho điện giật , hoặc nhét chất có hại vào thân thể .
2 . Bất cứ dạng hoạt động thể chất nào , chẳng hạn như làm mất ngủ , bắt dãi gió dầm sương , nhốt ở chỗ nhỏ hẹp bít bùng , uốn vặn thân thể , hoặc hành động khác làm cho học sinh dễ bị tổn hại phi lý hoặc ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe tinh thần hay thể chất hoặc mức độ an toàn của các em .
3 . Mọi hoạt động sử dụng bất cứ đồ uống chứa cồn , ma túy , sản phẩm thuốc lá hay thực phẩm , chất lỏng hoặc chất nào khác làm cho học sinh dễ bị tổn hại phi lý hoặc ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe tinh thần hay thể chất hoặc mức độ an toàn của các em .
4 . Mọi hoạt động đe nẹt hoặc dọa dẫm học sinh bằng biện pháp tẩy chay khiến cho em này bị căng thẳng tinh thần cực độ , lúng túng ngượng nghịu , tủi hổ , hay bẽ mặt ; hoặc ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe tinh thần hay phẩm giá của học sinh , hoặc ngăn không cho em này ở lại trường .
5 . Bất cứ hoạt động nào là nguyên nhân thúc đẩy hoặc đòi hỏi học sinh phải thực hiện tác vụ vi phạm luật Tiểu bang hoặc Liên bang hoặc chính sách của Khu học chánh hay quy định của nhà trường .
B . “ Tổ chức học sinh ” nghĩa là hội nhóm , câu lạc bộ , hoặc đoàn thể có người tham gia hay hội viên chính là học sinh . Trong đó bao gồm các cấp học , lớp học , đội nhóm , hoạt động hoặc sinh hoạt đặc thù tại trường . Tổ chức học sinh không nhất thiết phải là tổ chức chính thức của trường thì mới phù hợp với định nghĩa này .
Sổ tay Học đường 2021-22 ahschools . us / policies 43