Translated materials Policy handbook 2018-19 [Vietnamese] [copy] | Page 45

3. Mọi hoạt động có tiêu thụ bất cứ thức uống chứa cồn, ma túy, sản phẩm thuốc lá hay thực phẩm, chất lỏng hoặc chất nào khác làm cho học sinh dễ bị tổn hại phi lý hoặc ảnh hưởng bất lợi lên sự an sinh tinh thần hay thể chất hoặc mức độ an toàn của các em. 4. Mọi hoạt động đe nẹt hoặc dọa dẫm học sinh bằng biện pháp tẩy chay khiến cho em này bị căng thẳng tinh thần cực độ, lúng túng ngượng nghịu, tủi hổ, hay bẽ mặt; hoặc ảnh hưởng bất lợi lên sự an sinh tinh thần hay phẩm giá của học sinh, hoặc ngăn không cho em này ở lại trường. 5. Bất cứ hoạt động nào là nguyên nhân thúc đẩy hoặc đòi hỏi học sinh phải thực hiện tác vụ vi phạm luật Tiểu Bang hay Liên Bang hoặc chánh sách của Khu Học Chánh hay quy định của nhà trường. B. “Tổ chức học sinh” (student organization) nghĩa là hội nhóm, câu lạc bộ, hoặc đoàn thể có người tham gia hay hội viên chánh là học sinh. Trong đó bao gồm các cấp học, lớp học, đội nhóm, hoạt động hoặc sinh hoạt đặc thù tại trường. Tổ chức học sinh không nhất thiết phải là cơ quan học vụ chánh thức thì mới phù hợp với định nghĩa này. IV. PHƯƠNG THỨC BÁO CÁO A. Bất cứ người nào xét thấy mình bị ức hiếp, hoặc biết hay tin rằng đã xảy ra dạng cư xử bị xem là ức hiếp, thì phải lập tức trình báo hành động như thế với viên chức học vụ thích hợp được chỉ định theo chánh sách này. B. Hiệu trưởng là người có trách nhiệm tiếp nhận báo cáo về trường hợp ức hiếp ở cấp cơ sở. Mọi người đều có thể trực tiếp trình báo vụ việc ức hiếp cho Điều Phối Viên Dịch Vụ Học Sinh hoặc Phó Giám Quản. C. Giáo viên, người quản trị, thiện nguyện viên, thầu khoán, và nhân viên nhà trường khác tại khu học chánh phải đặc biệt cảnh giác với những trường hợp, hoàn cảnh hoặc sự kiện có thể có tình trạng ức hiếp. Bất cứ người nào nhận được bản tường trình, nhìn thấy, hoặc biết hay tin rằng đã xảy ra dạng cư xử bị xem là ức hiếp - đều phải lập tức thông báo cho hiệu trưởng. D. Nếu có nhã ý than phiền hay tố cáo tình trạng ức hiếp thì sẽ không ảnh hưởng đến chỗ làm, lớp học, hoặc nhiệm vụ về sau này của người than phiền hay người trình báo. V. HÀNH ĐỘNG CỦA KHU HỌC CHÁNH A. Khi nhận được đơn than phiền hay trình báo hành vi ức hiếp, Khu Học Chánh phải tự đảm nhiệm hoặc ủy quyền điều tra cho ban quản trị hoặc đệ tam nhân được mình chỉ định. B. Tùy theo suy xét riêng, trong khi chờ hoàn tất điều tra trường hợp ức hiếp, Khu Học Chánh có thể vận dụng những biện pháp tức thời để bảo vệ người than phiền, người trình báo, học sinh hay người khác. C. Khi có kết quả điều tra thì Khu Học Chánh sẽ áp dụng hành động thích hợp. Hành động như thế có thể là (nhưng không giới hạn ở): cảnh cáo, đình chỉ, khai trừ, đuổi học, chuyển chỗ, chấn chỉnh, cho nghỉ việc, hoặc sa thải. Sẽ trừng phạt nghiêm khắc đủ để răn đe kẻ sai phạm có hành vi sai quấy vào đúng khuôn phép kỷ luật. Cách trừng trị của Khu Học Cẩm Nang Học Đường 2017-18 Chánh khi vi phạm chánh sách này sẽ phù hợp với những đòi hỏi trong thỏa thuận thương lượng hiện dụng, thẩm quyền hiện hành theo quy chế, kể cả Đạo Luật Đuổi Học Công Bằng tại Minnesota, và những chánh sách và quy định khác của khu học. VI. TRẢ ĐŨA Khu Học Chánh sẽ áp dụng biện pháp kỷ luật hoặc trừng trị thích hợp đối với bất kỳ học sinh, giáo viên, người quản trị, thiện nguyện viên, thầu khoán, hay nhân viên học chánh nào khác trả đũa bất cứ người nào có nhã ý trình báo hành vi ức hiếp, hoặc làm chứng, trợ giúp hay tham gia vào cuộc điều tra hoặc tố tụng hay điều trần về vụ ức hiếp đó. Trả đũa bao gồm, nhưng không giới hạn ở bất cứ dạng đe nẹt, trả miếng hay sách nhiễu nào. VII. PHỔ BIẾN CHÁNH SÁCH Phải trình bày chánh sách này trong cẩm nang dành cho học sinh và ban nhân viên của mỗi cơ sở, trong Sổ Tay Chánh Sách Kỷ Luật của Khu Học Chánh, và Sổ Tay Chánh Sách Điều Hành. Phải công bố chánh sách này hàng năm, ở dạng dễ xem cho những cộng đồng nhắc đến trong đó. Chánh sách không kỳ thị người khuyết tật, Số 402.0 Chủ trương của Khu Học Chánh số 11 tại Anoka-Hennepin là cống hiến FAPE (chương trình giáo dục công lập thích hợp và miễn phí) cho mọi học sinh tàn tật thuộc thẩm quyền của mình, bất kể dạng tật nguyền hay mức độ trầm trọng. Học sinh bị tàn tật (đúng với định nghĩa đã nêu tại Đoạn 504 của Đạo Luật Phục Hồi năm 1973) sẽ được nhận diện, đánh giá, và chu cấp dịch vụ giảng dạy và giáo dục thích hợp. Đúng với Đoạn 504, người được xem là tàn tật sẽ có những quyền hạn sau đây: 1. Quyền nộp đơn than phiền lên khu học chánh về những vi phạm đối với Đoạn 504. 2. Quyền được nhiều nơi khác nhau đánh giá. 3. Quyền được thông báo bất cứ hành động nào liên quan đến tiêu chuẩn và bất kỳ kế hoạch dịch vụ trù định nào. 4. Quyền xem lại bất cứ thông tin cá nhân nào ở dạng dễ hiểu. 5. Quyền được thăm khám đánh giá thường kỳ. 6. Quyền được đánh giá lại trước lúc có bất cứ thay đổi đáng kể nào về dịch vụ. 7. Quyền tranh cãi hành động trù định của khu học chánh qua buổi điều trần công bằng vô tư. 8. Quyền có luật sư đại diện khi điều trần công bằng vô tư. 9. Quyền khiếu nại quyết định từ bất cứ lần điều trần nào. 45