CHỨNG KHOÁN
- 11 -
BÁO CÁO VĨ MÔ &
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT THỊ TRƯỜNG
THÁNG 10 - 11 NĂM 2013
TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG THÁNG 10,11
Tình hình vĩ mô thế giới
Trung quốc: Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang
gặp phải khá nhiều thách thức trong việc phục
hồi tăng trưởng, GDP quý 4/2013 của Trung Quốc
được dự đoán tăng 7,5% so với cùng kỳ năm
ngoái, giảm so với tăng GDP quý 3 là 7,8%. Khu
vực sản xuất cũng đã gặp những khó khăn trong
việc mở rộng sản xuất khi chỉ số PMI đã giảm nhẹ
xuống 50,8 trong tháng 11 so với 50,9 trong tháng
10. Nợ xấu của các Ngân hàng Thương mại, nợ
công của các địa phương và sự suy giảm trong
tăng trưởng xuất khẩu là những vấn đề đang đe
dọa đến nền kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung
Quốc đã đưa ra một loạt kế hoạch cải cách kinh tế
trong Hội nghị TW3 khóa XVI, trong đó chủ trương
nâng cao vai trò thị trường, giảm sự can thiệp của
chính phủ, tăng cường vai trò kinh tế tư nhân đem
lại tâm lý tích cực, vì vậy kinh tế Trung Quốc về
tổng thể sẽ vận hành ổn định.
EU: Nền kinh tế Châu Âu tiếp tục hồi phục chậm
và khá mong manh. Chỉ số PMI sản xuất của Châu
Âu đã tăng từ mức 51,3 điểm trong tháng 10 lên
51,6 điểm trong tháng 11 (Nguồn: Markit) cho thấy
khu vực sản xuất tiếp tục được mở rộng tương đối
tích cực. Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp của Liên
minh Châu Âu (EU28) vẫn duy trì ở mức 10,9%. Tỷ
lệ lạm phát đã tăng nhẹ lên 0,9% sau khi đã giảm
còn 0,7% trong tháng 10 (Nguồn: Eurostat). Các
quốc gia trong khu vực Châu Âu cũng phát đi các
tín hiệu hồi phục tích cực như: Anh với tốc độ tăng
trưởng GDP quý 3 đạt 0,8%; Tây Ban Nha chính
thức kết thúc hai năm suy thoái với tình hình tài
chính quốc gia được cải thiện đáng kể và tỷ lệ thất
nghiệp giảm từ 26,26% trong quý 2 xuống 25,98%
trong quý 3. Điểm nóng nợ công của một loạt các
quốc gia: Hy Lạp, Tây Ban Nha, Italia, Bồ Đào Nha
tạm thời lắng xuống nhưng không có nghĩa vấn đề
này đã được giải quyết triệt để. Liên minh Châu Âu
vẫn cần nỗ lực giúp các quốc gia trên khôi phục
hoạt động kinh tế bình thường. Ngân hàng Trung
Ương Châu Âu tiếp tục duy trì các chính sách nới
lỏng tiền tệ và tăng cường giám sát tài chính khu
vực nhằm kích thích nền kinh tế thoát khỏi trì trệ
và hồi phục vững chắc.
Mỹ: Tình hình nợ công của chính phủ: Theo biên
bản vừa công bố ngày 16/10, các quan chức Quốc
hội Mỹ cho biết, cuộc chiến ngân sách chính thức
chấm dứt khi hai nghị viện của Mỹ cuối cùng đã
thông qua dự luật cho phép mở cửa lại chính phủ
và nâng trần nợ công ngay trước hạn chót 17/10,
giúp tạm thời đẩy lùi những lo ngại về rủi ro vỡ nợ
của nước Mỹ. Với dự luật này, chính phủ Mỹ sẽ
được tài trợ cho tới ngày 15/1 và hạn chót nâng
trần nợ được lùi đến ngày 7/2/2014. Chỉ số PMI
do Markit công bố tăng từ 51,8 trong tháng 10 lên
54,7 trong tháng 11 - mức cao nhất kể từ tháng
1 năm 2013 đến nay cho thấy khu vực sản xuất
công nghiệp của Mỹ được mở rộng khá tốt. Ngoài
ra, theo Viện Quản lý nguồn cung (ISM), chỉ số phi
sản xuất, lĩnh vực chiếm 70% trong cơ cấu kinh
tế Mỹ, đạt 53,9% trong tháng 11, thấp hơn mức
55,4% trong tháng 10 cho thấy khu vực dịch vụ
tiếp tục được mở rộng dù với tốc độ chậm hơn.
Trong khi đó, thâm hụt ngân sách Mỹ cũng giảm
do tổng thu ngân sách tháng 10 tăng kỷ lục, đạt
198,9 tỷ USD cao hơn so với mức 184,3 tỷ USD
của cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chủ yếu dẫn
đến kết quả này là do số lượng việc làm mới ở
Mỹ tăng, tỷ lệ thất nghiệp đã giảm từ 7,3% trong
tháng 10 xuống 7,0% trong tháng 11, theo số liệu
báo cáo của Bộ Lao động Mỹ.
Chứng khoán Mỹ: leo dốc liền 3 tháng; Dow Jones
và S&P 500 tăng một mạch 8 tuần.Nhìn chung
cả tháng 11, Dow Jones tăng 2.6%, S&P 500 tiến
1.9% và Nasdaq leo 2.8%, đánh dấu tháng tăng
điểm thứ 3 liên tiếp của cả ba chỉ số chính. Theo
CLB CHỨNG KHOÁN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH T