Chöùng khoaùn
DÃY SỐ FIBONACCI VÀ TỈ LỆ VÀNG
TRONG PHÂN TÍCH KĨ THUẬT
Là dân chứng khoán hay bất cứ ai có quan tâm tới chứng khoán chắc hẳn ít nhất đều đã nghe qua dãy số fibonacci và ứng dụng của nó trong phân tích kĩ thuật . Thật khó có thể giải thích hết được sự thần kì của dãy số này , với bài viết này , mình chỉ mong muốn giúp cho các bạn hiểu được phần nào về dãy số kì diệu này .
Dãy số Fibonacci được phát minh bởi nhà toán học nổi tiếng người Ý , Leonardo Fibonacci vào đầu năm 1200 trong khi ông đang nghiên cứu kim tự tháp vĩ đại Gizeh . Dãy Fibonacci là một trình tự các dãy số được hình thành bằng cách cộng 2 số đứng trước trước lại với nhau . Thí dụ 1 , 2 , 3 , 5 , 8 , 13 , 21 , 34 , 55 , 89 , 144 .. Hàm ý bên trong của dãy số Fibonacci không phải là bản thân các con số mà là mối liên hệ giữa các con số , tỷ lệ này được tạo ra bằng nhiều con số khác nhau trong dãy số . khi ta lấy bất ký một số nào trong dãy số thì nó gấp 1.618 số đứng đằng trước và bằng 0.618 số liền sau . Tỷ lệ 1.618 chính là tỷ lệ vàng .
Tỷ lệ vàng và những tỷ lệ khác tồn tại trong dãy số Fibonacci đại diện cho sự suy tàn và sự hưng thịnh của cuộc sống cũng như thị trường chứng khoán . Dãy Fibonacci xuất hiện ở khắp nơi trong thiên nhiên . Những chiếc lá trên một nhành cây mọc cách nhau những khoảng tương ứng với dãy số Fibonacci .
Các số Fibonacci cũng xuất hiện trong các bông hoa hướng dương . Những nụ nhỏ sẽ kết thành hạt ở đầu bông hoa hướng dương được xếp thành hai tập các đường xoắn ốc : một tập cuộn theo chiều kim đồng hộ , còn tập kia cuộn ngược theo chiều kim đồng hồ . Số các đường xoắn ốc hướng thuận chiều kim đồng hồ thường là 34 còn ngược chiều kim đồng hồ là 55 . Đôi khi các số này là 55 và 89 , và thậm chí là 89 và 144 . Tất cả các số này đều là các số Fibonacci kết tiếp nhau ..
Trong các công trình kỳ quan về kiến trúc như : quần thể kim tự tháp Cheops 233 / 146 + 233 = 61,48 % trong đó 233m = cạnh đáy 146m = chiều cao , kim tự tháp Mikerinos : 66 / 180 = 61,11 %, trong đó 108 m = cạnh đáy , 66 m = chiều cao , dù những kích thước có bị sai lệch qua thời gian , song ta thấy chúng rất gần với Tỷ Lệ Vàng . Tháp Eiffel [ 184,8 / 300,5 = 61,5 % trong đó 184,8 m = chiều cao phần thân chính 300,5 m = chiều cao tháp ]… Trong cơ thể con người :
Tỉ số vàng xuất hiện ngay trong kích thước của cơ thể con người ( chiều cao rốn , chiều cao toàn thân , chiều dài cẳng tay , chiều dài cánh tay …). Nếu trong thực tế cơ thể bạn đúng theo các tỉ lệ sau đây thì chắc chắn trông rất cân đối và đẹp :
Chiều cao / đỉnh đầu đến đầu ngón tay = Ф Ф
Đỉnh đầu tới đầu ngón tay / đỉnh đầu tới rốn ( hoặc cùi chỏ ) = Ф
Đỉnh đầu tới rốn ( hoặc cùi chỏ )/ đỉnh đầu tới ngực = ФФ
Đỉnh đầu tới rốn ( hoặc cùi chỏ )/ chiều rộng đôi vai = ФФ
Đỉnh đầu tới rốn ( hoặc cùi chỏ )/ chiều dài cẳng tay = Ф
Đỉnh đầu tới rốn ( hoặc cùi chỏ )/ hiều dài xương ống quyển = ФФ
Đỉnh đầu tới ngực / đỉnh đầu tới gốc sọ = ФФ
Đỉnh đầu tới ngực / chiều rộng của bụng = ФФ
Chiều dài của cẳng tay / chiều dài bàn tay = Ф
Vai đến các đầu ngón tay / khuỷu tay đến các đầu ngón tay = ФФ
Leonardo Fibonacci có tên thật là Leonardo Pisano Blgollo ( 1170- 1250 ), là nhà toán hoc lỗi lạc người Ý , ông còn được biết đến với tên gọi là Leonardo Fibonacci , được coi là một trong những nhà toán học vĩ đại nhất thời trung cổ . Người ta vẫn ca ngợi ông là một nhà toán học Ấn Độ lừng lẫy từ khoảng 200 năm trước Công nguyên , và còn đóng góp rất nhiều cho sự ra đời của hệ thống đánh số Ả Rập . Với những đóng góp của mình ông đã được công nhận là ngươi có vai trò quan trọng trong sự phát triển toán học hiện đại
4 . Baûn tin SCUE