SCUE Magazine Số 2 Tháng 6 2013 | Page 6

Chöùng khoaùn

được khả năng cạnh tranh của công ty của công ty đó . Các ngành có ít rào cản và nhiều đối thủ cạnh tranh sẽ tạo môi trường kinh doanh khó khăn cho các công ty .
Quy định
Một số ngành bị quy định chặt chẽ vì tính quan trọng của sản phẩm hay dịch vụ của nghành . Cũng như tầm quan trọng của một số quy định đối với công chúng , các quy định này có thể gây ảnh hưởng mạnh đến việc thu hút vốn đầu tư của công ty .
Nhà đầu tư nên luôn xem xét kỹ các quy định có thể ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động kinh doanh của một công ty . Nhà đầu tư cũng nên tính đến những chi phí tiềm tàng do việc thay đổi quy định gây ra khi ước tính chi phí và thành quả của việc đầu tư .
Các nhân tố cần chú trọng trong phân tích cơ bản :
Sau khi nghiên cứu các yếu tố định tính cũng như định lượng trên , nhà phân tích có nhiệm vụ phải chỉ ra được những dự đoán cho những chỉ tiêu quan trọng như thu nhập kỳ vọng , giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu , giá trị hợp lý của cổ phiếu , các đánh giá quan trọng cũng như khuyến nghị mua / bán cổ phiếu trên thị trường . Cụ thể , để đưa ra được những dự đoán như vậy , những nhà phân tích trên thị trường thường quan tâm nhiều đến các nhân tố như :
- Hoạt động kinh doanh của công ty - Mục tiêu và nhiệm vụ của công ty - Khả năng lợi nhuận ( hiện tại và ước đoán ) - Nhu cầu đối với sản phẩm và dịch vụ của công ty - Sức ép cạnh tranh và chính sách giá cả - Kết quả sản xuất kinh doanh theo thời gian - Kết quả SXKD so sánh với công ty tương tự và với thị trường - Vị thế trong ngành - Chất lượng quản lý
Các cấp độ trong phân tích cơ bản :
Nhìn trên góc độ tổng quát , phân tích cơ bản có thể được sử dụng theo phương pháp phân tích từ nhân tố vĩ mô đến nhân tố vi mô có ảnh hưởng đến cổ phiếu ( thường gọi là phương pháp top-down ) gồm 5 cấp độ như sau :
- Phân tích các điều kiện kinh tế vĩ mô - Phân tích thị trường tài chính – chứng khoán - Phân tích ngành mà công ty đang hoạt động - Phân tích công ty - Phân tích cổ phiếu
Trong thực tế , tùy vào mục tiêu và khả năng phân tích mà nhà phân tích có thể sử dụng một trong năm mức độ phân tích nêu trên . Ví dụ , trong phân tích về công ty , ta có thể sử dụng phương pháp phân tích phi tài chính ; đó là đánh giá về bộ máy quản lý doanh nghiệp , về nguồn nhân lực , khả năng phát triển sản phẩm mới , thị trường và thị phần , khả năng cạnh tranh …
So sánh với phương pháp phân tích kỹ thuật :
Phân tích cơ bản như nêu trên hoàn toàn dựa vào các yếu tố đầu vào và khả năng phân tích mang tính chủ quan . Vì vậy , cùng một cổ phiếu có thể có nhiều kết quả nhận định và phân tích khác nhau , và phân tích cơ bản thường được coi là bỏ qua yếu tố tâm lý đầu tư . Tuy nhiên , phân tích cơ bản là phương pháp hàng đầu và không thể thiếu được trong phân tích đầu tư cổ phiếu và làm cơ sở tương đối vững chắc cho việc ra các quyết định đầu tư . Có khoảng 90 % các nhà đầu tư sử dụng phân tích cơ bản ( Arshad Khan và Vaqar Zuberi , 1999 , Stock Investing for Everyone , trang 85 ). Chính vì vậy mà các chương trình đào tạo nổi tiếng thế giới về phân tích đầu tư là CFA ( Chartered Financial Analyst – thông dụng ở Mỹ ) và CIIA ( Certified International Investment Analyst – thông dụng ở châu Âu ) cũng hoàn toàn chứa các nội dung phục vụ cho phân tích cơ bản và không bao gồm nội dung phân tích kỹ thuật .
Về phía phân tích kỹ thuật , như đã phân tích ở kì trước , do phương pháp này dựa vào diễn biến hành vi của cổ phiếu , nên đó là những công cụ ngắn hạn và không nên được dùng cho phân tích dài hạn . Tuy nhiên , phân tích kỹ thuật cũng thu hút được một số lượng đáng kể nhà đầu tư tin dùng . Ở nhiều nước , các nhà phân tích theo trường phái phân tích kỹ thuật thường hội tụ trong Hiệp hội các nhà phân tích kỹ thuật thị trường ( Market Technicians Association ) và cũng tổ chức các kỳ thi chuẩn hóa phân tích kỹ thuật theo các chương trình được gọi tên là CMT ( Chartered Market Technician )
Một số học giả cho rằng , phân tích cơ bản nghiên cứu các nguyên nhân dẫn tới biến động giá cổ phiếu trên thị trường để trả lời câu hỏi “ tại sao xảy ra và xảy ra điều gì trong giá cổ phiếu ”, còn phân tích kỹ thuật nghiên cứu các hiệu ứng của nó để trả lời câu hỏi “ khi nào thay đổi giá cổ phiếu sẽ bắt đầu và khi nào kết thúc ”. Nói cách khác , nhà phân tích kỹ thuật chỉ cần biết hiệu ứng là gì mà không cần quan tâm tới nguyên nhân tại sao lại dẫn tới tình hình đó ; còn nhà phân tích cơ bản phải luôn cần phải biết nguyên nhân tại sao . ( John J . Murphy , 1999 , Technical Analysis of the Financial Markets , trang 5 ).
Dưới góc độ đầu tư , việc kết hợp cả hai phương pháp phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật dường như có thể đem lại những kết quả phối hợp tốt nhất . Điều đó đòi hỏi sự thời gian , sự am hiểu và trình độ phân tích đáng kể của nhà đầu tư và đó là một công việc không thực sự dễ dàng .
Đỗ Phát Tài- CTV K36 www . dautuchungkhoan . org www . kisvn . vn

Baûn tin SCUE . 3