SCUE Magazine Số 2 Tháng 6 2013 | Page 12

Taøi chính - Ngaân haøng

CÁI NHÌN TOÀN CẢNH VỀ :

NỢ XẤU Ở VIỆT NAM

Trong khi đó , những nguyên nhân chủ quan là do năng lực điều hành , quản trị rủi ro của các TCTD , thiếu định hướng , chạy theo lợi nhuận trước mắt ; năng lực thanh tra , giám sát còn hạn chế của NHNN .
Bên cạnh những nguyên nhân trên , vẫn còn khá nhiều nguyên nhân sâu xa . Thực tế , các Doanh nghiệp nhà nước đang chiếm tỷ lệ nợ xấu trong các ngân hàng ( chiếm khoảng 70 %). Các hoạt động tín dụng không được xét duyệt trên tiêu chí khách quan . Nhiều dự án không hiệu quả cũng như doanh nghiệp yếu ớt vẫn được vay vốn . Hậu quả tất yếu là nhiều doanh nghiệp , dự án không đủ khả năng trả nợ .
Tình hình nợ xấu ở Việt Nam
Theo số liệu của NHNN , nợ xấu cuối năm 2010 là 2.16 %, cuối năm 2011 là 3.10 %, và đến tháng 30 / 06 / 2012 là 4.47 %. Tuy nhiên , những con số này lại bị không ít chuyên gia và các tổ chức nghi ngờ là còn quá nhỏ so với thực tế . Trước sức ép đó , vào 13 / 07 / 2012 , NHNN chính thức công bố con số nợ xấu vào thời điểm 31 / 03 / 2012 theo tính toán của NHNN lên tới 8.6 %, tương đương 202 nghìn tỷ đồng .
Trong đó , nợ xấu của nhóm NHTM nhà nước là 125.8 ngàn tỷ đồng , chiếm 10.37 % dư nợ nhóm này ; nhóm NHTM cổ phần là 60.9 ngàn tỷ đồng , chiếm 5.8 % dư nợ của nhóm này .
Và theo số liệu mới nhất do NHNN công bố , số liệu về nợ xấu tháng 2 / 2013 đã giảm xuống còn 6 %. Tuy nhiên nhiều khả năng đây chỉ giảm trên sổ sách do các ngân hàng tái cơ cấu lại đưa các khoản nợ cho ra khỏi vùng nợ xấu khiến tỷ lệ nợ xấu giảm chỉ là giảm số liệu , không phải là bản chất , giảm thật sự .
Nguyên nhân
Nợ xấu cao là hệ quả của nhiều nguyên nhân , trong đó có những nguyên nhân có thể nhìn thấy ngay , đây là những nguyên nhân khách quan đến từ cuộc khủng hoảng kinh tê toàn cầu . Bất kỳ cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính nào cũng tạo ra nợ xấu cho các ngân hàng . Khi kinh tế khó khăn , doanh nghiệp hay hộ gia đình vay một lượng tiền lớn thì khả năng rơi vào tình trạng không thể trả được nợ cũng cao , dẫn đến nợ xấu của ngân hàng gia tăng .
Có thể thấy , khủng hoảng tài chính những năm 1997-1998 vừa qua đã đẩy nợ xấu của các quốc gia bị tác động tăng lên đến trên 10 %, thậm chí cả gần 50 % như Thái Lan và Indonesia .
Ngoài ra còn phải nói đến sự xì hơi của bong bóng bất động sản , chứng khoán dẫn đến nhiều món nợ lớn vẫn còn mắc kẹt đến tận ngày nay .
Hậu quả
Nợ xấu tất yếu ảnh hưởng đến ngân hàng ( mất thanh khoản và giảm lợi nhuận …). Giải quyết nợ xấu nhanh sẽ cải thiện được năng lực tài chính của các NH , năng lực tài chính của các NH là tốt thì việc điều hành chính sách tiền tệ mới dễ dàng và hoạt động cung cấp tín dụng cho nền kinh tế mới thực sự tốt .
Trong khi đó , doanh nghiệp cũng chịu nhiều tác động xấu ( khó tiếp cận vốn , số lượng doanh nghiệp dừng hoạt động , phá sản sẽ tiếp tục gia tăng ) và cả nền kinh tế ( hàng hóa chậm tiêu thụ , trì trệ , dần dần gây tê liệt nền kinh tế và nguy cơ bất ổn vĩ mô cao ). Việc giải quyết nợ xấu chậm sẽ dẫn đến tình trạng các bảng

Baûn tin SCUE . 9