SCUE Magazine Số 2 Tháng 6 2013 | Page 10

Chöùng khoaùn

USD . Đây là giá gốc của chứng chỉ quỹ ETF . Tuy nhiên mức giá này sẽ thay đổi liên tục tùy thuộc vào cung cầu của các nhà đầu tư .
Ban đầu , thị trường chứng khoán chỉ biết tới ETF mô phỏng chỉ số cổ phiếu ( gọi là ETF Equity , mô phỏng chỉ số cổ phiếu theo mức vốn hóa , theo ngành hay theo khu vực địa lý ). Sau này , đã có thêm nhiều loại ETF mới ra đời mô phỏng chỉ số các công cụ nợ ( gọi là ETF Fixed Income , mô phỏng chỉ số trái phiếu chính phủ ), chỉ số hàng hóa ( gọi là ETF Commodity , mô phỏng chỉ số vàng , nông sản ), chỉ số tiền tệ ( gọi là ETF Currency , mô phỏng chỉ số đồng tiền của các nước đã phát triển ) và rất nhiều loại chỉ số khác . Ở Việt Nam hiện nay có 5 quỹ ETF đang hoạt động , trong đó 2 quỹ có quy mô lớn nhất là FTSE Vietnam Index ETF do Deutsche Bank Platinum Advisors quản lí và Market Vector Vietnam ETF do Van Eck Global quản lí . Hai quỹ này đều là quỹ ETF mô phỏng cổ phiếu , phần lớn giá trị tài sản là cổ phiếu trên thị trường Việt Nam .
Hoạt động của ETF như thế nào ?
Khi quản lí một quỹ ETF , nhà quản lí quỹ không cần tích cực tái cơ cấu danh mục của quỹ mà chỉ cần bám sát theo rổ chứng khoán của chỉ số mục tiêu . Quỹ ETF có thể được phân loại theo dạng quỹ mở hoặc quỹ ủy thác đầu tư ( UIT – Unit Investment Trust , hoạt động trong một thời gian xác định và danh mục cố định ) nhưng khác với các quỹ truyền thống ở một số đặc điểm sau :
ETF không bán chứng chỉ quỹ riêng lẻ cho các nhà đầu tư , mà chỉ phát hành theo lô lớn . Theo Dự thảo thông tư hướng dẫn thành lập và quản lí quỹ ETF thì một lô đơn vị quỹ ETF bao gồm tối thiểu 1.000.000 đơn vị quỹ ETF .
Nhà đầu không mua lô đơn vị quỹ bằng tiền , mà thay vào đó mua các lô đơn vị quỹ ETF bằng danh mục chứng khoán cơ cấu – mô phỏng theo danh mục của chỉ số tham chiếu mà quỹ đã lập ra . Các nhà đầu tư trực tiếp mua các lô đơn vị quỹ thường là những tổ chức đầu tư và các đơn vị tạo lập quỹ . Đây là hoạt động trên thị trường sơ cấp .
Sau khi mua các lô đơn vị quỹ , các tổ chức đầu tư và đơn vị tạo lập quỹ thường chia nhỏ ra và bán các chứng chỉ quỹ ETF trên thị trường thứ cấp . Điều này cho phép các nhà đầu tư khác mua các đơn vị quỹ riêng lẻ , thay vì mua lô lớn trên thị trường sơ cấp .
Khi đã nắm giữ chứng chỉ quỹ mà muốn bán lại , nhà đầu tư sẽ có hai sự lựa chọn : một là bán chứng chỉ quỹ riêng lẻ cho các nhà đầu tư khác trên thị trường thứ cấp , hoặc bán các lô đơn vị quỹ ngược lại cho quỹ ETF . Theo quy định , quỹ ETF sẽ mua lại các lô đơn vị quỹ bằng danh mục chứng khoán cơ cấu , thay vì tiền mặt .
Định giá chứng chỉ quỹ
Tổ chức phát hành sẽ tính toán và công bố giá trị tài sản ròng ( NAV ) của quỹ ETF hàng ngày , dựa vào giá đóng cửa của chứng khoán cơ cấu trong danh mục sau khi trừ đi các lệ phí và chi phí . Có thể thấy rằng , cả chứng chỉ quỹ và các cổ phiếu trong rổ danh mục của quỹ ETF đều được giao dịch hằng ngày trên thị trường , do vậy mà giá ETF được xác định bởi cung cầu của nhà đầu tư , trong khi NAV của quỹ lại phụ thuộc vào thị giá cổ phiếu trong danh mục . Điều này làm cho chênh lệch giữa giá ETF và NAV thường xuyên xảy ra , mặc dù về lý thuyết thì giá chứng chỉ quỹ luôn phải bằng giá trị tài sản ròng ( NAV ). Do vậy khi xuất hiện sự chênh lệch này , thành viên tạo lập quỹ sẽ điều tiết bằng cách như sau :
Nếu giá ETF cao hơn giá trị NAV , thành viên tạo lập quỹ có thể mua các chứng khoán cơ cấu để đổi lấy đơn vị quỹ ETF và bán nó trên thị trường , làm tăng cung chứng chỉ quỹ từ đó làm chúng giảm giá .
Nếu giá ETF thấp hơn giá trị NAV , thành viên tạo lập quỹ tăng mua các đơn vị quỹ ETF trên thị trường chứng khoán để đổi lấy danh mục chứng khoán cơ cấu , từ đó làm giảm cung chứng chỉ quỹ và khiến chúng tăng giá . Nhờ các giao dịch này mà giá chứng chỉ quỹ niêm yết sẽ chỉ dao động nhẹ quanh giá trị NAV .
Với cơ chế điều tiết này , nhà đầu tư thứ cấp có thể có cơ hội kiếm lời bằng cách mua bán hưởng chênh lệch giá . Khi giá chứng chỉ quỹ cao hơn giá trị NAV , nhà đầu tư tiến hành mua cổ phiếu trong danh mục và thực hiện bán khống ETF . Cho đến khi thị giá ETF gần với giá trị NAV thì nhà đầu tư sẽ bán cổ phiếu đồng thời mua lại chứng chỉ quỹ để trả lại trạng thái . Đối với trường hợp giá ETF thấp hơn giá trị NAV thì tiến hành ngược lại .
Vì sao nên chọn đầu tư vào ETF ?
Với cơ chế hoạt động của mình , ETF dù được xem là một hình thức quỹ mở nhưng có kế thừa ưu điểm của quỹ đóng và mở , đồng thời hạn chế nhược điểm của 2 loại quỹ này . Do vậy mà ETF được nhiều nhà đầu tư lựa chọn . Có thể liệt kê một số ưu điểm của ETF như sau :
Cơ chế giao dịch linh hoạt , tiện lợi và nhìn chung là thanh khoản tốt : Nhà đầu tư có thể thực hiện giao dịch tại bất kỳ thời điểm nào trong ngày giao dịch như giao dịch cổ phiếu thông thường , khác với các quỹ mở , khi mà chứng chỉ quỹ chỉ được giao dịch vào một số ngày giao dịch nhất định hoặc chỉ được giao dịch cuối phiên giao dịch ( nếu quỹ định giá và giao dịch hàng ngày ). Cũng giống như các chứng khoán niêm yết khác , chứng chỉ quỹ này có thể được sử dụng làm tài sản ký quỹ và trong các giao dịch bán khống . Đặc biệt , khác với chứng chỉ quỹ mở truyền thống , đối với chứng chỉ quỹ ETF thì nhà đầu tư có thể sử dụng các lệnh dừng , lệnh giới hạn ấn định mức giá mà họ muốn giao dịch nhằm phòng ngừa rủi ro .
Thông tin minh bạch : cũng giống như các cổ phiếu được niêm yết và giao dịch trên Sở giao dịch tập trung , mọi thông tin liên quan đến ETF ( khối lượng giao dịch , giá thị trường , NAV , cơ cấu tài sản của quỹ …) đều được công khai minh bạch và bất cứ ai cũng đều dễ dàng có được thông tin . NĐT có thể dễ dàng tham gia và rút lui ra khỏi thị trường do ETF được áp dụng cùng một nguyên tắc

Baûn tin SCUE . 7