khóa, nội bộ, hoặc Giáo Dục Cộng Đồng.
5. Các chương trình giữ trẻ sau giờ học và bổ túc kiến thức
sẽ khuyến khích mọi người - bằng lời nói và qua khung
cảnh, trang thiết bị và hoạt động - tham gia hoạt động
thể chất hàng ngày ở mức độ từ trung bình tới mạnh bạo.
D. Thức ăn và đồ uống phục vụ và/hoặc bán ngoài ngày
đi học
1. Nếu các đợt quyên góp quỹ có kèm hoạt động bán thực
phẩm thì phải khuyến khích thói quen tích cực giữ gìn
sức khỏe. Chúng tôi sẽ cung cấp thông tin về những dịp
quyên góp quỹ có quảng bá lối sống khỏe và lành
mạnh. Nhà trường sẽ hợp tác với các nhóm phụ huynh
và câu lạc bộ ủng hộ để chọn thực phẩm lành mạnh và
món ăn nhẹ trong chương trình của mình.
2. Các gian hàng bán lẻ phải quảng bá và cung cấp những
đồ ăn thức uống giàu dưỡng chất.
V. GIÁO TRÌNH
A. Nhà trường sẽ giảng dạy cách vun bồi thói quen ăn uống
và vận động thể chất lành mạnh trọn đời. Học đường sẽ
thiết lập mối liên kết giữa giáo dục về sức khỏe, thể dục,
chương trình dùng bữa tại trường và các dịch vụ công ích
liên quan.
B. Lồng giáo dục dinh dưỡng vào bối cảnh lớp học
1. Nhà trường sẽ giảng dạy về dinh dưỡng và góp phần
vào công cuộc quảng bá dinh dưỡng nào:
a. được thực hiện ở mỗi cấp lớp dưới dạng một phần
chương trình chuẩn toàn diện có mục đích trao cho
học sinh những kiến thức và kỹ năng cần thiết để
vun bồi và bảo vệ sức khỏe;
b. không chỉ là một phần của tiến trình giáo dục về sức
khỏe và các lớp Kiến Thức Gia Đình và Tiêu Thụ
(Family and Consumer Science), mà còn gồm trong
quá trình giảng dạy tại lớp ở những môn học khác
khi thích hợp;
c. quảng bá sản phẩm trái cây, rau củ, hạt nguyên cám,
bơ sữa ít béo và không béo, phương pháp chế biến
thức ăn lành mạnh, và lề lối dinh dưỡng có mục
đích củng cố sức khỏe;
d. chú trọng sự cân bằng nhiệt lượng - giữa thực phẩm
ăn vào và năng lượng tiêu thụ (hoạt động thể
chất/luyện tập);
e. liên kết với chương trình dùng bữa tại trường, các
dịch vụ công ích khác liên quan đến dinh dưỡng và
thức ăn tại trường;
f. giảng dạy kiến thức về phương tiện truyền thông đại
chúng và chú trọng vào tiếp thị thực phẩm;
g. có đợt huấn luyện giáo viên và nhân viên khác; và
h. có thể bao gồm cách nghiên cứu thích hợp qua kinh
nghiệm thực tế là sử dụng khu vườn học đường để
tìm hiểu quá trình phát triển của thực vật dùng làm
thức ăn và biết vị thế của thực vật trong hệ sinh thái.
2. Nhân viên nên bắt chước những mô hình dinh
dưỡng tốt.
C. Thể Dục
1. Mọi học sinh đều được dịp tham gia hoạt động thể dục
60
theo quy định trong giáo trình của Khu Học Chánh
Anoka-Hennepin.
2. Ít nhất 50 phần trăm thì giờ của tiết thể dục được dành
cho hoạt động thể chất từ trung bình tới mạnh bạo.
D. Lồng hoạt động thể chất vào bối cảnh lớp học
1. Giáo viên nên tạo cơ hội thực hiện hoạt động thể chất
nào có thể lồng vào chủ đề bài học, và nên dành những
quãng giải lao ngắn để cho học sinh vận động thể chất
trong lúc giảng dạy.
2. Nhân viên nên lập ra những mô hình hoạt động thể chất.
3. Nhân viên nên sáng tạo nhiều cách khuyến khích vận
động thể chất trước, trong và sau ngày học.
E. Quảng bá lối sống lành mạnh
1. Quá trình giáo dục về sức khỏe (tại lớp học) sẽ bổ trợ
hoạt động thể dục bằng cách củng cố kiến thức và kỹ
năng tự điều quản - là những gì cần để duy trì lối sống
vận động tích cực và hạ giảm những lúc không vận
động (chẳng hạn như xem tivi).
2. Với sự trợ lực của Safe Routes to School (Đường an
toàn đến trường), Ban Chuyên Chở của khu học chánh
sẽ hợp sức với nhà trường để giúp dễ đi lại an toàn hai
chiều (cả cuốc bộ và đạp xe) cho em nào không hội đủ
tiêu chuẩn sử dụng dịch vụ xe buýt.
F. Thưởng và phạt
1. Vận động thể chất là điều rất quan trọng, do đó ban
nhân viên sẽ xem xét kỹ lưỡng trước khi dùng hoạt
động thể chất hoặc cấm hoạt động này để làm biện
pháp trừng phạt. “Thí dụ: mọi học sinh đều phải tham
gia hoạt động thể chất đã định lịch biểu, nhưng nếu có
một học sinh gây xáo trộn trong lúc ra chơi hoặc vào
giờ thể dục, thì giáo viên có thể cấm không cho em
tham gia để buộc em phải thay đổi hành vi.”
2. Không được dùng thức ăn làm phần thưởng hay hình
phạt. Giáo viên nên tặng thưởng bằng đồ vật không
phải là thực phẩm tại lớp học. Kể từ niên khóa
2009/2010, chúng tôi sẽ không bồi hoàn cho nhân viên
nào đã mua kẹo, thức uống có ga và thức ăn khác để
làm phần thưởng. Người quản trị tại trường có thể cho
phép mua thực phẩm hay đồ ăn nhẹ trong những ngày
làm trắc nghiệm, dựa trên nghiên cứu và lề lối thực
hành tốt nhất đã khuyến cáo. Theo Đạo Luật Người
Mỹ Tàn Tật, chúng tôi sẽ đặc biệt lo cho người IEP
(Chương Trình Đánh Giá Cá Nhân) hoặc thích nghi họ
theo đoạn 504.
VI. GIÁM SÁT VÀ DUYỆT LẠI CHÁNH SÁCH
A. Giám quản hoặc người được chỉ định sẽ duy trì mức độ
tuân hành Chánh Sách Sống Khỏe này qua Ủy Ban Sức
Khỏe, Sống Khỏe và An Toàn. Ở cấp nhà trường, hiệu
trưởng hoặc người được chỉ định sẽ duy trì mức độ tuân
hành Chánh Sách Sống Khỏe và tường trình kết quả cho
Ủy Ban Sức Khỏe, Sống Khỏe và An Toàn. Giám quản sẽ
nới rộng trách nhiệm của Ủy Ban Sức Khỏe, Sống Khỏe
và An Toàn ở mỗi trường để dễ thực thi quy định báo cáo
và giám sát theo chánh sách này.
B. Ủy Ban Sức Khỏe, Sống Khỏe và An Toàn có trách nhiệm
Cẩm Nang Học Đường 2019-20