phép họ truy cập vào các khu vực được sử dụng cho
chương trình.
H. Học sinh chọn các lựa chọn ghi danh sau trung học: Học
sinh ghi danh vào các khóa học lựa chọn ghi danh sau
trung học có thể ở lại cơ sở của trường trong giờ học bình
thường theo quy trình xây dựng đã thiết lập; và có thể được
cung cấp quyền truy cập hợp lý, trong giờ học bình thường,
vào máy tính và các tài nguyên công nghệ khác mà học
sinh cần để hoàn thành khóa học cho một khóa học ghi
danh sau trung học theo các thủ tục đã thiết lập.
Chánh sách sống khỏe, Số 533.5
I. MỤC ÐÍCH
Khu Học Chánh Anoka-Hennepin quyết tâm vun bồi và bảo vệ
sức khỏe học sinh, khung cảnh an sinh và năng lực học tập. Vì
thế, Khu Học Chánh Anoka-Hennepin ủng hộ cung cách ăn
uống lành mạnh và hoạt động thể chất lành mạnh. Chúng tôi nỗ
lực cống hiến một môi trường dinh dưỡng lành mạnh tại trường
để các em dễ học tập. Công sức này cũng góp phần tích cực vào
công cuộc xóa giảm mập phì ở tuổi niên thiếu và bệnh mãn tính
do chế độ ăn uống.
II. PHÁT BIỂU CHUNG VỀ CHÁNH SÁCH
Trong quá trình nỗ lực hướng đến những mục tiêu sau đây,
Khu Học Chánh Anoka-Hennepin cũng minh chứng được mối
liên kết (dựa trên bằng cớ) giữa sống khỏe và mức độ cải tiến
kết quả giáo dục học sinh của chúng tôi.
A. Thức ăn và đồ uống được bán hay phục vụ tại trường đều
phù hợp với khuyến cáo dinh dưỡng của tài liệu Hướng
Dẫn Chế Độ Ăn Uống Hoa Kỳ dành cho Người Mỹ
(U.S. Dietary Guidelines for Americans).
B. Học sinh sẽ có thể dùng rất nhiều món ăn vừa túi tiền,
đủ dưỡng chất, hấp dẫn và đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng
và giữ gìn sức khỏe; chúng tôi lo liệu bữa ăn phù hợp với
toàn thể học trò trong bối cảnh đa dạng tôn giáo, dân tộc,
và văn hóa; và sẽ chu cấp môi trường sạch sẽ, an toàn và
dễ chịu cùng với thì giờ thỏa đáng để các em dùng bữa.
Các tiệm thực phẩm và máy bán đồ ăn nhẹ tại trường sẽ
cung cấp những thức ăn nhẹ phù hợp với quy định cấp tiểu
bang và liên bang (được nêu trong Chương Trình Dinh
Dưỡng Trẻ Em) về hàm lượng dưỡng chất.
C. Trong chừng mực tối đa khả thi, mọi học đường đều tham
gia các chương trình dùng bữa hiện hành của liên bang
(gồm có Chương Trình Ăn Sáng Tại Trường, Chương Trình
Quốc Gia về Ăn Trưa Tại Trường [kể cả ăn nhẹ sau giờ
học], Chương Trình Phục Vụ Thực Phẩm Mùa Hè, Chương
Trình Trái Cây và Rau Củ Ăn Nhẹ, và Chương Trình Thực
Phẩm cho Trẻ Em và Người Lớn [tính cả bữa tối]).
D. Nhà trường sẽ quảng bá, giảng dạy về dinh dưỡng, và tổ
chức hoạt động thể dục để vun bồi thói quen trọn đời về
cung cách ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất.
Nhà trường sẽ thiết lập mối nối kết giữa công cuộc giáo
dục về sức khỏe, chương trình dùng bữa tại trường và các
dịch vụ công ích liên quan.
E. Chúng tôi tạo cơ hội, hỗ trợ và khuyến khích mọi học sinh
vận động thể chất theo định kỳ.
F. Mỗi trường có Ủy Ban Sức Khỏe, Sống Khỏe và An Toàn
58
Học Đường. Ủy ban đó giúp Ủy Ban Sức Khỏe, Sống
Khỏe và An Toàn của khu học chánh đáp ứng quy định
thực thi, giám sát và báo cáo theo chánh sách này. Người
quản trị học đường/cơ sở sẽ họp mặt với ủy ban ít nhất hai
lần mỗi năm để thảo luận vấn đề sống khỏe tại trường.
G. Ban nhân viên sẽ hợp tác với các nhà lập pháp để xin ngân
quỹ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của học sinh trong ngày
đến trường.
H. Sẽ lập trang Student Wellness (Học sinh sống khỏe) trên
mạng lưới của khu học chánh/nhà trường để công bố cơ hội
trong lĩnh vực dinh dưỡng và hoạt động thể chất ở khắp
khu học chánh.
Chánh Sách Sống Khỏe do Nhóm Đặc Trách Sống Khỏe
(Wellness Task Force) lập ra - đây là phân ban của Ủy Ban Sức
Khỏe, Sống Khỏe và An Toàn. Nhóm Đặc Trách Sống Khỏe cố
gắng mời mọi người (tại trường và trong cộng đồng) chung vai
góp sức, kể cả phụ huynh, học sinh, đại diện từ Ban Dinh Dưỡng
Trẻ Em, Dịch Vụ Sức Khỏe, Giáo Dục Cộng Đồng, người chỉ
đạo giáo trình, thành viên Hội Đồng Nhà Trường, ban quản trị
học đường, giáo viên, chuyên viên sức khỏe, và công chúng.
Ủy Ban Sức Khỏe, Sống Khỏe và An Toàn phải tiếp tục soạn
thảo, thực thi, giám sát, xem lại, và khuyến cáo hiệu đính Chánh
Sách Sống Khỏe. Ủy Ban Sức Khỏe, Sống Khỏe và An Toàn
cũng là nguồn tài nguyên để các cơ sở học đường thực thi
chánh sách. (Trong Đạo Luật Tái Dụng WIC đối với Trẻ Em
(Child WIC Reauthorization Act) năm 2004, Quốc Hội Hoa Kỳ
đã vận dụng Công Luật (Public Law) 108-265 để hướng dẫn học
đường soạn lập chánh sách sống khỏe. Anoka-Hennepin đã thiết
lập chánh sách cho các trường công lập của mình.)
III. HƯỚNG DẪN VỀ DINH DƯỠNG VÀ MÔI TRƯỜNG
A. Môi trường thực phẩm
1. Học sinh nên bắt đầu mỗi ngày bằng một bữa sáng lành
mạnh, vì em nào đến trường khi bụng đói sẽ khó tỉnh
táo học tập. Nếu không thể cống hiến trọn chương trình
ăn sáng thì nhà trường cũng có những món điểm tâm
lành mạnh mà học sinh có thể mua tại khu học xá, ở
các tiệm thực phẩm hay máy bán hàng.
2. Phải điều chỉnh lịch biểu xe buýt và thời điểm giải lao
buổi sáng sao cho học sinh có đủ thì giờ ăn điểm tâm
trước khi vào lớp, nếu chưa kịp dùng bữa tại nhà.
3. Sẽ ấn định giờ giấc ăn trưa càng gần giữa ngày học
càng tốt.
4. Phải chu cấp đủ thì giờ cho học sinh ăn uống trong
thời điểm dùng bữa - nghĩa là ít nhất 10 phút ăn sáng
và 20 phút ăn trưa kể từ lúc ngồi xuống.
5. Phải cống hiến một khu vực ăn uống đầy sức hấp dẫn
và có đủ chỗ cho mọi học sinh muốn ngồi dùng bữa, và
cả một khu vực phục vụ đủ rộng để học sinh khỏi mất
nhiều thì giờ xếp hàng chờ đợi.
6. Phải dành sẵn chỗ rửa tay cho học sinh, và phải nhắc
các em rửa tay trước khi dùng bữa (để khỏi lây lan
mầm bệnh và giảm thiểu nguy cơ đau ốm).
7. Sẽ để sẵn nước uống cho học sinh.
B. Điều hành dịch vụ thực phẩm
1. Khu Học Chánh Anoka-Hennepin sẽ soạn thảo chương
trình phối hợp toàn diện về mặt tiếp ngoại, quảng bá và
Cẩm Nang Học Đường 2019-20