Học sinh trong IEP có thể bị đưa đi phù hợp với chánh sách
này bất kể hành xử của em có là trường hợp khẩn cấp hay
không.
Nếu khu học chánh muốn đưa học sinh trong IEP ra khỏi
trường theo chánh sách này do hành vi dẫn đến trường hợp
khẩn cấp và IEP, IIIP, hay chương trình can thiệp hành vi
của học sinh cho phép sử dụng một hay nhiều thể thức hạn
chế hơn, thì nhóm giải quyết khủng hoảng có thể áp dụng
các thể thức hạn chế này, ngoài bất cứ lực lượng hợp lý nào
có thể cần thiết, để dễ đưa học sinh ra khỏi trường, miễn là
người trong nhóm giải quyết khủng hoảng đang thực hiện
thể thức hạn chế đã được huấn luyện theo đòi hỏi của Quy
Chế Minn. § 125A.0942, Phân Mục. 5, và tuân theo các đòi
hỏi theo cách khác của § 125A.0942.
G. Báo cáo cho Ban Giáo Dục Minnesota (Minnesota
Department of Education, hay MDE)
Vào ngày 30 tháng Sáu mỗi năm, Khu Học sẽ báo cáo dữ
liệu tóm lược về việc sử dụng các thể thức hạn chế cho
MDE, theo hình thức và cách do Ban Giáo Dục Minnesota
xác định. Dữ liệu tóm lược sẽ bao gồm các thông tin về
việc sử dụng các thể thức hạn chế, bao gồm việc nhân viên
nhà trường sử dụng cách cầm giữ hợp lý theo đúng quy
định giữ trẻ bị tàn tật.
Chánh sách báo cho ban nhân viên biết
hành vi bạo lực của học sinh, Số 529.0
CHÁNH SÁCH
I. MỤC ĐÍCH
Để mang đến môi trường học an toàn, giáo viên chủ nhiệm được
chỉ định và các nhân viên học đường cần biết học sinh được xếp
vào lớp, từng có hành vi bạo lực hay không. Ngoài ra, cần lấy
quyết định về cách kiềm chế học sinh này.
Chánh sách này nhắc đến vấn đề thông báo với ban nhân viên về
hành vi bạo lực của học sinh. Mục đích của chánh sách này là đề
cập những hoàn cảnh đòi hỏi phải trao cho giáo viên chủ nhiệm
và nhân viên học đường khác những dữ liệu về học sinh từng có
hành vi bạo lực và lập ra thể thức để thông báo cho nhân viên về
việc xếp lớp cho học sinh từng có hành vi bạo lực.
II. PHÁT BIỂU CHUNG VỀ CHÁNH SÁCH
A. Bất cứ nhân viên nhà trường hay nhân viên khác của khu
học chánh lấy hay có những thông tin về học sinh trong
trường đã từng có hành vi bạo lực nên báo ngay thông tin
này cho hiệu trưởng nhà trường nơi trẻ đang theo học.
B. Ban quản trị sẽ gặp giáo viên chủ nhiệm được chỉ định và
nhân viên học đường thích hợp khác cho mục đích thông
báo và lấy quyết định về cách thức để nhân viên kiềm chế
học sinh này.
C. Chỉ có nhân viên có quyền lợi giáo dục hợp pháp về thông
tin mới được thông báo.
III Hội Đồng Nhà Trường ủy quyền cho ban quản trị thiết lập
phương thức tuân hành chánh sách này, và cả thủ tục tuân hành
quy chuẩn giữ kín dữ liệu và bố cáo - đã định trong chánh sách
Bảo Vệ và Giữ Kín Hồ Sơ Học Sinh của Khu Học Chánh.
PHƯƠNG THỨC
50
I. CÁC ĐỊNH NGHĨA
A. Ban quản trị - “Ban quản trị” nghĩa là một hoặc nhiều
người có trách nhiệm làm nghĩa vụ của khu học chánh theo
Chánh Sách này, kể cả nhưng không giới hạn ở giám quản
hay người được chỉ định tương ứng cũng như hiệu trưởng
cơ sở nhà trường hay người được chỉ định khác.
B. Giáo viên chủ nhiệm - “Giáo viên chủ nhiệm” nghĩa là
người giảng dạy chịu trách nhiệm về môn học hoặc lớp học
mà các em được xếp vào ở thời điểm bất kỳ, bao gồm
người thay thế được thuê thay cho giáo viên chủ nhiệm.
C. Từng Có Hành Vi Bạo Lực
1. Học sinh được coi là từng có hành vi bạo lực nếu (các)
hành động bạo lực, bao gồm bất cứ lần nào học sinh tấn
công nhân viên khu học chánh được ghi nhận, xảy ra
trong năm học hiện tại hay trước đây.
2. Nếu học sinh có hành vi bạo lực trong năm học hiện tại
hay trước đây thì hành vi này và tất cả các hành vi bạo
hành tương tự hay có liên quan khác trong quá khứ sẽ bị
báo cáo.
D. (Các) Hành Vi Bạo Lực - “(Các) Hành vi bạo lực” nghĩa là
hành xử cố ý trong đó học sinh gây nguy hiểm hay thương
tích cho học sinh, các học sinh khác, nhân viên khu học
chánh, hay (những) người xung quanh hoặc gây nguy hiểm
hay thiệt hại đáng kể đến tài sản của khu học chánh, bất kể
có liên quan đến tình trạng tàn tật hay có áp dụng kỷ luật
hay không. Trong đó không bao gồm thương tích hoặc tổn
hại do vô ý hay vì sơ suất cẩu thả. Bạo hành bao gồm
trường hợp bạo lực đã trình bày trong thông báo gởi cho cơ
quan công lực hoặc tòa án vị thành niên. Ban quản trị có
trách nhiệm xác định xem cung cách hành xử có phù hợp
với định nghĩa hay không.
E. Quyền lợi giáo dục hợp pháp - "Quyền lợi giáo dục hợp
pháp" bao gồm những quyền lợi trực tiếp liên quan tới hoạt
động giáo huấn, giảng dạy tại lớp học, thành tích và tiến độ
học tập, hình thức kỷ luật, sức khỏe và an sinh của học trò
và khả năng đáp ứng yêu cầu về dữ liệu giáo dục. Trong đó
gồm cả những điều cần biết để:
1. Thực hiện nhiệm vụ điều hành cần thiết tại học đường,
hoặc hợp đồng của nhân viên hay mô tả vị trí đã được
hội đồng nhà trường chấp thuận;
2. Thực hiện nhiệm vụ giám thị hoặc giảng dạy có liên
quan trực tiếp với học tập của học sinh;
3. Thực hiện dịch vụ hoặc chu cấp quyền lợi cho học sinh
hay gia đình của em, chẳng hạn như chăm sóc sức khỏe,
tham vấn, sắp xếp việc làm hoặc trợ cấp học vụ;
4. Thực hiện nhiệm vụ có liên quan trực tiếp đến việc trả lời
cho yêu cầu dữ liệu phù hợp với mục đích duy trì dữ liệu;
5. Duy trì một môi trường giáo dục an toàn cho ban nhân
viên và học sinh.
F. Viên chức nhà trường (định nghĩa từ chánh sách 515.2) -
“Viên chức nhà trường” bao gồm: (a) người được bầu chọn
vào hội đồng nhà trường; (b) người được hội đồng nhà trường
thuê mướn vào vị trí quản trị, giám thị, giảng huấn hay chuyên
môn khác; (c) người được hội đồng nhà trường tuyển dụng
làm người thay thế tạm thời vào vị trí chuyên môn trong thời
gian làm người thay thế; và (d) người được hội đồng nhà
Cẩm Nang Học Đường 2017-18