c. Khi khám xét học sinh hoặc lục soát tài sản cá nhân
thì phải giữ kín đáo và riêng tư trong chừng mực khả
hữu mà không phương hại đến mức độ an toàn.
d. Sẽ tịch thu những món đồ bị xem là phi pháp, trái
phép, làm xáo trộn, gây phiền nhiễu tổng quát cho
tiến trình giáo dục hay bằng chứng tố giác trường hợp
vi phạm luật lệ hoặc nội quy Khu Học Chánh. Nếu
luật pháp không đòi hỏi phải tịch thu thì hiệu trưởng
có toàn quyền quyết định chứa trữ, giao trả, hay phát
mãi/tiêu hủy những đồ vật bị tịch thu.
e. Trường hợp đòi lại tài sản của nhà trường sẽ không bị
xem là tịch thu.
f. Khu Học Chánh giữ quyền tuần tra những chỗ đậu xe
tại trường và kiểm xét mé ngoài của xe hơi hay xe
gắn động cơ khác trong khuôn viên. Sẽ kiểm xét và
lục soát nội thất của xe cộ đang đậu trên khuôn viên
học đường khi hiệu trưởng (hay người được chỉ định
đặc thù) có nguyên do hợp lý để nghi ngờ là bên
trong xe có những chất liệu trái phép, phi pháp, hoặc
làm xáo trộn tiến trình giáo dục.
V. ĐUỔI HỌC SINH RA KHỎI LỚP
A. Giáo viên phải cố gắng chỉnh đốn hành vi gây xáo trộn của
học sinh qua những biện pháp như: bàn luận với em đó,
vận dụng giải pháp củng cố tích cực, cấm túc hay hình
phạt khác, hoặc liên lạc với phụ huynh. Khi những biện
pháp như thế vẫn thất bại, hoặc khi giáo viên xét thấy thích
hợp (dựa vào hành vi của học sinh), thì sẽ yêu cầu người
có thẩm quyền đuổi học sinh ra khỏi lớp.
B. Lý do bị đuổi ra khỏi lớp là bất cứ điều nào sau đây:
1. Hành vi cố ý làm xáo trộn đáng kể quyền được học tập
của người khác, kể cả trường hợp ngăn cản giảng dạy
hay quá trình giao tiếp hữu hiệu giữa giáo viên với học
sinh trong lớp, hoặc năng lực tiếp thu của các em khác;
2. Hành vi cố ý gây nguy hiểm cho những người xung
quanh, kể cả nhân viên khu học chánh, bản thân hay
học sinh khác, hoặc tài sản của trường;
3. Cố ý vi phạm bất cứ nội quy, điều lệ, chánh sách hay
thủ tục nào của trường, kể cả Quy Tắc Hành Xử của
Học Sinh trong chánh sách này; hoặc
4. Hành vi khác bị giáo viên hoặc ban quản trị xét thấy
phải đuổi học sinh ra khỏi lớp.
C. Đuổi ra khỏi lớp là trường hợp khai trừ ngắn hạn, trong đó
nhà trường vẫn giữ nhiệm vụ trông nom học sinh. Học
sinh vi phạm quy tắc hành xử sẽ bị đuổi ra khỏi lớp
(tùy theo suy xét của giáo viên) suốt tiết học hoặc thời kỳ
hoạt động. Nếu cần gia hạn thời gian phạt thì hiệu trưởng
và giáo viên phải hội ý để bàn bạc điều này, và cả điều
kiện cho trở lại lớp. Hiệu trưởng hoặc người được chỉ định
sẽ trông giữ học sinh nào bị đuổi ra khỏi lớp. Hiệu trưởng
hay người được chỉ định phải thông báo với học sinh và
phụ huynh/giám hộ về điều kiện trở lại lớp.
D. Nếu tổng số ngày học sinh bị đuổi ra khỏi lớp đã vượt quá
mười (10) ngày tính chung trong niên khóa, thì hiệu
trưởng hoặc người được chỉ định phải cố gắng tổ chức họp
mặt với học sinh và phụ huynh hay giám hộ trước lúc đuổi
Cẩm Nang Học Đường 2019-20
E.
F.
G.
H.
VI.
A.
B.
C.
đi. Mục đích cuộc họp: cố gắng xác định nhu cầu của học
sinh để đánh giá hoặc thực hiện dịch vụ khác.
Thông báo cho phụ huynh: Phải báo cho phụ huynh biết
trường hợp vi phạm nội quy và hậu quả (hình thức kỷ
luật). Trong hoàn cảnh hiếm gặp, có thể hiệu trưởng sẽ
xét thấy không cần thiết phải thông báo với phụ
huynh/giám hộ.
Điều chỉnh chương trình học: Là điều chỉnh ngắn hạn
chương trình của học sinh (không vượt quá năm ngày đối
với mỗi sai phạm), trong đó khu học chánh giữ nhiệm vụ
trông nom em này.
Cấm không cho đến trường:
1. Đình chỉ là trường hợp khai trừ ngắn hạn không vượt
quá năm ngày (trừ khi học sinh gây nguy hiểm cho bản
thân hay người khác) trên mỗi sai phạm, trong đó nhà
trường không có nhiệm vụ trông giữ em này. Nếu đình
chỉ lâu hơn năm ngày thì người quản trị biện pháp kỷ
luật phải cho giám quản (hay người được chỉ định) biết
lý do. Không được đình chỉ quá mười lăm ngày. Phải lo
liệu thực hiện dạng giáo dục thay thế cho các em kể từ
ngày đình chỉ thứ sáu, tức là giám sát quá trình làm bài
tập về nhà.
2. Phải vận dụng biện pháp đình chỉ đúng theo Đạo Luật
Đuổi Học Công Bằng và chánh sách của Khu Học
Chánh Anoka-Hennepin.
Khai trừ và đuổi học
1. Khai trừ là biện pháp được Hội Đồng Nhà Trường
dùng để ngăn chống ghi danh hoặc tái ghi danh học
sinh suốt thời kỳ không vượt quá một niên khóa.
2. Đuổi học là biện pháp được Hội Đồng Nhà Trường
dùng để cấm học sinh đến trường suốt thời kỳ không
vượt quá một niên lịch kể từ ngày trẻ bị đình chỉ vì một
sai phạm đáng bị trục xuất.
3. Phải vận dụng biện pháp khai trừ và đuổi học đúng
theo Đạo Luật Đuổi Học Công Bằng và chánh sách của
Khu Học Chánh Anoka-Hennepin.
HỌC HÈ
Học hè không là chương trình bắt buộc cấp tiểu bang hoặc
liên bang, và học sinh không nhất thiết phải đến dự. Khu
Học Chánh Độc Lập số 11 tại Anoka-Hennepin có những
quy định và điều lệ về việc cấp tín chỉ trong khóa học vào
mùa hè; về mặt căn bản, quy chuẩn này quy định rằng:
người tham gia phải học bù mọi ngày vắng mặt thì mới có
đủ số giờ tối thiểu cần thiết để lấy tín chỉ trong khóa hè.
Nếu vắng mặt quá hạn mức thì sẽ bị gạch tên khỏi khóa
học hè lấy tín chỉ.
Phụ huynh và học sinh phải biết rằng học hè cũng khác với
niên khóa chánh thức, vì sẽ không có chương trình thay
thế cho em nào có vấn đề về việc đi học đều và/hoặc hành
vi. Nếu vi phạm quy tắc hành xử thì học sinh sẽ bị hủy ghi
danh học hè.
Khu Học Chánh Anoka-Hennepin số 11 đảm nhận nghĩa
vụ chu toàn các thành phần trong thủ tục công bằng thích
đáng (due process) cho học sinh. Thủ tục công bằng thích
đáng là tiến trình thực thi những phương thức nào bảo đảm
33