4. Súng phát lệnh đã được khu học chánh chấp thuận cho
giữ và dùng trong thi đấu thể thao
5. Trang thiết bị và dụng cụ (đã được khu học chánh chấp
thuận) mà nhân công và học sinh dùng khi lao động và
tiếp thu kiến thức rồi cất giữ theo cách thích hợp trong
khuôn viên nhà trường
6. Những ngoại lệ khác đã được giám quản phê chuẩn
E. Thực thi Chánh Sách Cấm Vũ Khí
1. Vi phạm về vũ khí - Luật liên bang: Chiếu theo
“Đạo Luật Cấm Súng Đạn tại Học Đường năm 1994”
(Gun Free Schools Act) của liên bang, bất cứ học sinh
nào đem theo vũ khí (súng và/hoặc thiết bị có sức tàn
phá theo định nghĩa của luật liên bang) đều bị đuổi khỏi
trường không dưới một năm.
2. Học sinh trung học đệ nhất cấp: Theo quy định của
chánh sách này, nếu học sinh trung học đệ nhất cấp
(nghĩa là từ lớp sáu tới lớp tám) tàng trữ vũ khí thì sẽ bị
lập tức đuổi học, và còn có thể giao cho cảnh sát. Hội
Đồng Nhà Trường sẽ trục xuất học sinh vi phạm suốt
thời kỳ không ít hơn một tam cá nguyệt (tương đương
với ba tháng đến trường), và không quá 12 tháng. Sẽ lo
liệu dịch vụ giáo dục thay thế cho các em trong lúc đuổi
học. Học sinh trung học đệ nhất cấp sẽ trở lại trường vào
ngày hết hạn lệnh đuổi.
3. Học sinh trung học đệ nhị cấp: Theo quy định của chánh
sách này, nếu học sinh trung học đệ nhị cấp (nghĩa là từ
lớp chín tới lúc tốt nghiệp) tàng trữ vũ khí thì sẽ bị lập
tức đuổi học, và còn bị giao cho cảnh sát. Hội Đồng Nhà
Trường sẽ trục xuất học sinh vi phạm suốt thời kỳ không
ít hơn một tam cá nguyệt (tương đương với ba tháng đến
trường), và không quá 12 tháng. Sẽ lo liệu dịch vụ giáo
dục thay thế cho các em trong lúc đuổi học. Học sinh
trung học đệ nhị cấp sẽ trở lại trường vào ngày đầu tiên
của học kỳ mới nào ở gần thời điểm hết hạn lệnh
đuổi nhất.
4. Suy xét về mặt điều hành: Khu Học Chánh Anoka-
Hennepin nghiêm cấm học sinh tàng trữ, sử dụng hoặc
phân phối vũ khí, nhưng trong hoàn cảnh đặc thù được
ban quản trị khu học chánh và hội đồng nhà trường nêu
khái quát, người được viên chức giám quản chỉ định vẫn
có thể suy xét và xác định xem có nên áp dụng biện pháp
khác thay vì đưa ra hội đồng để đuổi học. Và nếu vậy thì
có thể dùng giải pháp khác, kể cả khuyến cáo về hình
thức kỷ luật nhẹ hơn.
5. Học sinh tiểu học: Theo chánh sách này, khi trừng phạt
học sinh các lớp K-5 vì tàng trữ vũ khí, hiệu trưởng tiểu
học sẽ phát lệnh đình chỉ và xác định mức độ nguy hiểm
dự kiến và thật sự đối với các em khác và ban nhân viên.
(Lưu ý: Có thể sẽ khuyến cáo đuổi học.) Hiệu trưởng sẽ
báo cho phụ huynh biết hình thức kỷ luật. Trong mọi
trường hợp, học sinh sẽ được biết mức độ nguy hiểm của
vũ khí.
6. Học sinh khuyết tật:
a. Học sinh khuyết tật có thể bị đình chỉ vì vi phạm nội
quy học đường, đúng với luật tiểu bang và liên bang.
32
b. Nếu trẻ vi phạm chánh sách cấm rượu và ma túy của
khu học (hoặc có vũ khí theo định nghĩa của luật liên
bang) lại là học sinh khuyết tật thuộc IDEA hay Đoạn
504 của Đạo Luật Phục Hồi, thì sẽ xếp em này vào
môi trường thay thế tạm thời trong 45 ngày học; cách
xếp đặt và dịch vụ cụ thể cho em đó sẽ tuân hành quy
định của tiểu bang và liên bang, và sẽ được Nhóm
IEP chuyên biệt xác định.
c. Quá trình kềm chế (hoặc cho học sinh khuyết tật tạm
lánh mặt) đòi hỏi phải soạn thảo kế hoạch điều chỉnh
hành vi để đáp ứng tiêu chí đặc thù trong luật lệ và
quy định của tiểu bang và liên bang.
F. Lục Soát và Tịch Thu
1. Cơ sở học đường/tủ khóa tại trường: Học sinh được
chuyên quyền kiểm soát tủ khóa, bàn ghế, chỗ công tác,
và khu vực tương tợ khác đã dành riêng cho mỗi em
trong khuôn viên nhà trường, nhưng dạng sở hữu này
không là độc quyền đối với học đường và các viên chức.
Tủ khóa, bàn ghế, chỗ công tác, và khu vực tương tợ
khác vẫn là tài sản của trường, và vào bất kỳ lúc nào cần
thiết, hiệu trưởng hay người được chỉ định đều có quyền
lục soát và tịch biên những món đồ bị xem là phi pháp,
trái phép, hoặc làm xáo trộn tiến trình giáo dục hay bằng
chứng tố giác trường hợp vi phạm luật lệ hoặc nội quy
Khu Học Chánh.
2. Học sinh và sở hữu cá nhân: Học sinh được chuyên
quyền kiểm soát tài sản thuộc sở hữu trực tiếp của mình,
nhưng điều này không là độc quyền đối với học đường
và các viên chức. Khi có nguyên do hợp lý để nghi ngờ
những gì học sinh đang dùng hay tàng trữ là vật phẩm
phi pháp, trái phép, gây bất ổn hoặc nguy hiểm cho bản
thân hay người khác, thì chúng tôi sẽ khám xét thân thể
và/hoặc lục soát tài sản riêng của em đó, kể cả chiếc xe.
3. Tiến hành lục soát
a. Trước khi phát lệnh, hiệu trưởng hoặc người được chỉ
định sẽ xác định xem điều nghi ngờ có hợp lý không,
và liệu quá trình khám xét học sinh hay lục soát tài
sản riêng sẽ mang lại bằng chứng là em này đã hoặc
đang vi phạm luật lệ hay nội quy Khu Học Chánh.
b. Phải khám xét và lục soát với tinh thần khách quan và
nhằm thẳng mục tiêu chớ không xâm lấn quá mức
vào quyền riêng tư của học sinh - trong đó có tính đến
độ tuổi, phái tính và tánh chất vi phạm. Sẽ tịch biên
những món đồ bị xem là phi pháp, trái phép, làm xáo
trộn tiến trình giáo dục hay bằng chứng tố giác trường
hợp vi phạm luật lệ hoặc nội quy Khu Học Chánh.
4. Phương thức thực thi Chánh Sách Lục Soát và Tịch Thu
a. Chỉ hiệu trưởng hoặc người được chỉ định đặc thù
mới có quyền xác định xem nên phát lệnh lục soát
hay không.
b. Hiệu trưởng hoặc người được chỉ định sẽ lưu hồ sơ
văn bản về mỗi lần lục soát, theo biểu mẫu dành
riêng; trong đó bao gồm những sự kiện là nguyên
nhân hợp lý để nghi ngờ, địa điểm, thời gian, lý do
khám xét và/hoặc tịch thu, những người có mặt, và
cách xử trí các món đồ.
Cẩm Nang Học Đường 2019-20