Mỗi ngày lượng rác thải do CB CNV thải ra vào khoảng, khoảng 40 kg. Lượng rác này sẽ được thu gom trong các thùng ra, sau đó giao cho đơn vị dịch vụ công cộng địa phương xử lý hoặc đốt bỏ.
- Chất thải rắn từ hoạt động chế biến.
Chất thải rắn từ hoạt động chế biến chủ yếu là vỏ cà phê, bao bì chứa nguyên liệu, cành, que còn sót khi thu hoạch.
VI. Thành phần, tính chất nước thải chế biến cà phê
Nước thải ở công đoạn rửa thô và xay cà phê: có nồng độ chất ô nhiễm rất cao, cụ thể COD = 32.894 mg / l, BOD = 19.463 mg / l, SS = 1.720, pH ở mức thấp. COD vượt gấp 411 lần cho phép so với tiêu chuẩn cho phép( TCVN 5945:2005, loại B), BOD vượt gấp 389 lần cho phép so với tiêu chuẩn cho phép, SS vượt gấp 17 lần cho phép so với tiêu chuẩn. Nồng độ ô nhiễm của nước thải cao là do nước thải chứa nhiều chất bẩn bám dính hạt cà phê( cát, đất, bụi, …), các hạt cà phê xanh còn sót lại, xác vỏ cà phê, hạt cà phê bị nát trong quá trình xay.
Nước thải ở công đoạn đánh nhớt, rửa sạch: có nồng độ chất ô nhiễm cung khá cao, cụ thể COD = 10.447 mg / l, BOD = 7.825 mg / l, SS = 2.753, pH ở mức thấp. COD vượt gấp 130 lần cho phép so với tiêu chuẩn cho phép( TCVN 5945:2005, loại B), BOD vượt gấp 157 lần cho phép so với tiêu chuẩn cho phép, SS vượt gấp 28 lần cho phép so với tiêu chuẩn. Nồng độ ô nhiễm của nước thải cao là do nước thải chứa nhiều thịt quả cà phê bị tan rã từ quá trình ngâm enzym.
Như vậy có thể nói: