VIEN THIEN March.2014 | Page 5

Chòm Thợ Săn (Orion) hay Tráng Sĩ, Lạp Hộ là một chòm sao rất nổi bật và được biết nhiều nhất trên bầu trời. Dưới miền quê, người dân thường gọi đó là chòm sao Cày bởi vì nó giống như cái lưỡi cày luôn chúi thấp xuống dưới chân trời. Chòm sao này có rất nhiều vì sao sáng trên bầu trời. Dễ dàng nhận diện chòm Orion nhờ ba ngôi sao sáng xếp gần thẳng hàng đánh dấu thắt lưng. Hai ngôi sao sáng Betelgeuse và Bellatrix tạo thành vai Thợ Săn. Tương tự, hai ngôi sao sáng khác ở dưới Saiph và Rigel dựng nên đôi chân của chàng. CHÒM THỢ SĂN LÀ CHÌA KHOÁ QUAN TRỌNG ĐỂ NHẬN DIỆN CÁC CHÒM SAO KHÁC VÀ XÁC ĐỊNH PHƯƠNG HƯỚNG: - Nếu kéo dài thắt lưng của chàng Thợ Săn về hướng Tây Nam, bạn sẽ tìm thấy ngôi sao sáng nhất bầu trời đêm – Sirius hay còn gọi là sao Thiên Lang của chòm sao Chó Lớn (Canis Major). - Còn nếu kéo dài về hướng Đông Bắc bạn sẽ gặp được sao Aldebaran của chòm sao Kim Ngưu (Taurus). - Đường nối 2 vai kéo dài về hướng Tây sẽ chỉ tới hướng của sao Procyon của chòm sao Chó Nhỏ (Canis Minor). -Đường nối từ sao Rigel đến Betelgeuse lại chỉ tới sao Castor và Pollux, hai sao sáng nhất của chòm sao Song Sinh (Gemini). - Thẳng về hướng đầu của chàng Thợ Săn, chúng ta sẽ bắt gặp sao Capella trong ngũ giác sao của chòm sao Ngự Phu (Auriga). - Vì chòm Thợ Săn nằm vắt ngang qua đường Xích Đạo Trời, trong việc tìm phương hướng, chòm sao này đóng một vai trò cực kì tuyệt vời. Thẳng theo hướng của thanh kiếm (3 ngôi sao nhỏ thẳng hàng nằm dưới thắt lưng), bạn sẽ xác định được gần như chính xác hướng Nam và hướng ngược lại, tương ứng với đầu của chàng Thợ Săn sẽ là hướng Bắc. Bản quyền: LÊ QUANG THUỶ (HAAC) Bản quyền: NGUYỄN VĂN DUY (HAAC) Ở giữa thanh kiếm của chàng Thợ Săn là tinh vân M42, bộc lộ hết vẻ rực rỡ của nó như một đám mây bụi và khí một trong số những kì quan của bầu trời đêm. Đây là tinh với màu hồng và xanh tuyệt đẹp. Tinh vân này là đối tượng vân nổi tiếng và sáng nhất có thể thấy bằng mắt thường được nghiên cứu rất nhiều, bởi nó cung cấp cho chúng trong một đêm tối trời, cách Trái đất 1344 năm ánh sáng. ta nhiều thông tin về quá trình hình thành các ngôi sao và Với một ống nhòm hay kính thiên văn nhỏ, chúng ta có các hệ thống hành tinh từ việc suy sụp những đám mây thể thấy M42 như một đám mây mờ màu bạc tựa như một bụi và khí trong lòng nó. Đây cũng là vật thể được chụp cánh bướm. Khi chụp ảnh với độ phơi sáng lâu, M42 mới hình và quan sát nhiều nhất của các nhà thiên văn học. 5