TIN TỨC
VIÊN
KIM CƯƠNG
CỦA
BÒ CẠP
Nguồn: www.astro.cz
Bức ảnh thiên văn mới từ Đài quan
sát La Silla của ESO tại Chile cho
chúng ta tấm hình tuyệt đẹp về cụm sao
mở rất sáng Messier 7. Dễ dàng quan
sát bằng mắt thường vì nằm gần đuôi
của chòm Bò Cạp, đây là một trong
những cụm sao nổi bật trên bầu trời
đêm – trở thành đối tượng nghiên cứu
thiên văn quan trọng.
M
essier 7, còn được biết đến với tên
NGC 6475, là một cụm sao rực rỡ với
khoảng 100 ngôi sao, cách Trái đất
chúng ta chừng 800 năm ánh sáng. Cụm
sao này nổi bật trên nền trăm ngàn ngôi sao
mờ yếu.
Messier 7 có độ tuổi khoảng 200 triệu năm.
Nó là một cụm sao mở có độ tuổi trung bình
điển hình, trải rộng vùng không gian khoảng
25 năm ánh sáng. Đến một thời điểm,
những ngôi sao sáng nhất trong bức ảnh
này – chiếm khoảng hơn một phần mười
tổng số các ngôi sao trong cụm – sẽ bùm
nổ rất dữ dội, một vụ nổ siêu tân tinh. Trong
tương lai xa, các ngôi sao mờ nhạt còn lại,
với số lượng rất lớn, sẽ từ từ trôi dạt ra ngoài
cho đến khi chúng không còn nhìn thấy là
một cụm sao nữa.
Cụm sao mở như Messier 7 là nhóm các
ngôi sao được hình thành gần như tại cùng
một thời gian và địa điểm, từ các đám mây
khí và bụi vũ trụ trong các thiên hà của
chúng. Các nhóm ngôi sao này là đối tượng
quan tâm đặc biệt với các nhà khoa học, bởi
chúng có cùng độ tuổi và thành phần hóa
học. Điều đặc biệt ấy đã khiến chúng trở nên
rất hữu ích trong việc nghiên cứu cấu trúc
và sự tiến hóa của các ngôi sao.
Bản quyền: VIỄN THIÊN
Một điểm đặc biệt trong bức hình này là mặc
dù mật độ bảo phủ bởi các ngôi sao khá dày
đặc, thì phần nền của bức ảnh lại không
đồng nhất và có nhiều vệt đáng chú ý cấu
tạo từ bụi. Điều đó nhiều khả năng có thể do
một sự thẳng hàng ngẫu nhiên nào đó của
cụm sao và các đám mây bụi . Vấn đề này
khá thú vị cho việc nghiên cứu những vệt
đen kể trên là tàn tích còn sót lại từ những
đám mây bụi thưở ban đầu lúc các ngôi sao
được hình thành, một khoảng thời gian từ
lúc hình thành tồn tại cho tới hiện nay trong
vòng đời của cụm sao, mà tương ứng thì
Thiên hà Ngân Hà của chúng ta sẽ dùng để
hoàn tất gần trọn vẹn một vòng xung quanh
nó, với rất nhiều quá trình tái cấu trúc và sắp
xếp lại các ngôi sao và bụi trong đó. Có thể
kết luận rằng, đám bụi và khí ban đầu hình
thành nên Messier 7, và chính đám sao này,
đã có các hướng phát triển, di chuyển khác
nhau trong quá khứ.
Người đầu tiên khám phá ra cụm sao này
là nhà toán học và thiên văn học Claudius
Ptolemy, khoảng trước năm 130 sau Công
Nguyên, ông đã mô tả nó như một “tinh vân
nằm sát đuôi chòm Bò cạp”, một sự diễn
tả chính xác, bằng mắt thường, nó hiện lên
như một đốm sáng tỏa lấp lánh tuyệt đẹp
trên nền rực rỡ của dải Ngân hà. Để vinh
danh ông, Messier 7 đôi khi còn được gọi là
cụm sao Ptolemy. Năm 1764, Charles Messier xếp nó vào vị trí thứ bảy trong danh mục
Messier của mình. Không lâu sau, vào thế
kỷ 19, John Herschel đã mô tả bề ngoài của
nó khi nhìn qua một kính viễn vọng như một
“cụm sao rải rác còn nguyên sơ” – một vẻ
đẹp tinh khiết hoàn hảo.
Nguồn: ESO
3