trình tiếp thu của bản thân hay người khác, và điều này
vẫn chưa cải tiến khi dùng biện pháp can thiệp tích cực
lên cách hành xử, thì Nhóm IEP sẽ vận dụng thủ tục có
điều kiện cùng lúc với dạng can thiệp đang diễn tiến.
Khu học chánh vẫn duy trì phương thức sử dụng thủ tục
có điều kiện, đúng theo luật tiểu bang và liên bang.
IV. KỶ LUẬT ĐỐI VỚI HỌC SINH: CÁC CHÁNH SÁCH
A. Chánh Sách Chống Xáo Trộn
1. Như đã quy định trong nội dung Chánh Sách Kỷ Luật
của chúng tôi tại Khu Học Chánh, phải duy trì một môi
trường dễ tiếp thu để mọi học sinh đều có cơ hội giáo
dục bình đẳng. Hạnh kiểm của học sinh cũng góp phần
ảnh hưởng lên môi trường, vì vậy mục tiêu mong muốn
là tinh thần tự giác tuân hành quy định và điều lệ của
khu học chánh, cơ ngơi và lớp học.
2. Do đó, chánh sách của Khu Học Chánh
Anoka-Hennepin là:
a. Mỗi học sinh đều phải tuân hành các quy định
và điều lệ của khu học.
b. Có thể áp dụng biện pháp kỷ luật lên đến mức đuổi
học vì những hành vi làm xáo trộn hoặc xâm phạm
quyền được chu cấp một môi trường dễ giảng dạy
và học tập.
3. Chúng tôi nhiệt liệt khuyến khích can thiệp sớm để cải
tiến hành vi gây bất ổn của học sinh. Trong đó phải có
phụ huynh/giám hộ tham gia, và vận dụng nguồn tài
nguyên học chánh có sẵn cho các em, kể cả khám thăm
dò do nhóm nghiên cứu thực hiện.
4. Sẽ đưa học sinh ra hội đồng nhà trường để đuổi học, nếu
đã thực thi và ghi sổ nhiều biện pháp can thiệp thích hợp
nhưng em đó vẫn tiếp tục hành xử:
a. vi phạm bất cứ quy định hợp lý nào của Hội Đồng
Nhà Trường. Quy định đó phải rõ ràng và dứt khoát
để học sinh chú ý và nhớ cư xử sao cho phù hợp, hoặc
b. gây gián đoạn đáng kể ở những điều sau đây: quyền
học tập của người khác, hoặc năng lực hoàn thành
nhiệm vụ nhân viên học đường, hoặc hoạt động ngoại
khóa được nhà trường bảo trợ, hoặc
c. gây nguy hiểm cho bản thân hay học sinh khác, hoặc
những người ở xung quanh, kể cả nhân viên khu học
chánh, hoặc tài sản của trường.
B. Chánh Sách Cấm Vũ Khí
1. Chánh sách của Khu Học Chánh Anoka-Hennepin là duy
trì một môi trường tích cực, an toàn và yên ổn để học tập
và lao động. Do đó, Khu Học Chánh sẽ không dung thứ
vi phạm về vũ khí (như đã định ở chánh sách này) vào
bất kỳ lúc nào trên khuôn viên nhà trường hoặc trong
khu vực học đường,* kể cả các tòa nhà và sân chơi thuộc
sở hữu của khu học; cơ sở thuê mướn; hoạt động được
nhà trường bảo trợ; chuyến dã ngoại; xe buýt học đường
và xe khác của trường; và khu vực lên/xuống xe buýt.
Học sinh và khách viếng không được tàng trữ, cất chứa,
cầm nắm, truyền tải, hoặc sử dụng bất cứ vũ khí nào
trong bất kỳ môi trường giáo dục nào liệt kê bên trên.
Nếu phát hiện bất cứ học sinh nào tàng trữ, cất chứa,
cầm nắm, truyền tải, hoặc sử dụng bất kỳ vũ khí nào
Cẩm Nang Học Đường 2017-18
trước, trong hay sau giờ học thì sẽ vận dụng thủ tục hành
chánh và/hoặc pháp lý.
* Khu vực nhà trường: Khu vực xung quanh khuôn viên
học đường và nới dài xa thêm - tới khoảng cách 300 bộ
hoặc một khu nhà trong thành phố, tùy vào khoảng cách
nào lớn hơn.
2. Học sinh nào biết được tin tức về vũ khí (không thuộc
danh sách ngoại lệ liệt kê trong chánh sách này) bị đem
vào trường hoặc khuôn viên học đường thì phải lập tức
báo cho người (đã trưởng thành) trong ban nhân viên.
Học sinh nào thấy mình đang giữ vũ khí và tức khắc báo
với người lớn trong ban nhân viên thì sẽ khỏi bị xem là
tàng trữ vũ khí, tùy vào hoàn cảnh. Và học sinh cũng
không được lượm lấy hoặc chuyên chở vũ khí.
C. Định nghĩa vũ khí: Vũ khí nghĩa là dao, súng hoặc vật dụng
nhìn giống như súng, bất kể đã nạp hay chưa nạp đạn, đang
hoạt động tốt hay hỏng hóc; chất nổ có sức tàn phá, bất cứ
thiết bị gây cháy nào hoặc vật nhìn giống như thế, và/hoặc ý
định đe dọa hay thật sự gây nổ; hoặc bất kỳ thiết bị hay dụng
cụ nào khác được dùng để đe nẹt, dọa dẫm hoặc gây tổn hại
thân thể (dù là thật sự hay chỉ để làm người khác khiếp sợ).
Vũ khí bao gồm, nhưng không giới hạn ở những điều sau đây:
1. Mọi loại súng, bất kể đã nạp hay chưa nạp đạn, đang
hoạt động tốt hay hỏng hóc
2. Súng đạn thuộc mọi dạng khác, kể cả súng hơi, súng bi,
súng làm choáng váng, splat (đạn ghém), súng phát lệnh,
và/hoặc đồ vật có vẻ ngoài tương tợ, hay súng nhái -
trong đó bao gồm phiên bản súng sao nguyên dạng
hoặc đồ chơi và có vẻ ngoài y hệt súng lục, súng ru-lô,
súng săn, súng săn cưa nòng, súng trường, súng máy,
ba-zô-ka, hoặc bất kỳ kiểu súng nào khác
3. Các loại dao, kể cả kiểu có lưỡi bấm hay tự bật mở, dao
bướm, dao quân dụng Thụy Sĩ, dao xếp (bỏ túi), dao cắt
hộp/dao công cụ, dao thợ săn, dao găm, đao kiếm, dao cạo
4. Quả đấm nhân tạo hoặc đồ vật tương tợ dùng để đeo lên
trên hay đặt trong nắm tay hoặc quả đấm
5. Dùi cui, gậy tày, ám khí hình sao, binh khí (trong
võ nghệ)
6. Chất nổ và/hoặc thiết bị tương tợ và/hoặc ý định đe dọa
hay thật sự gây nổ
7. Chất độc, hóa chất, chất lỏng dễ phát cháy hay dễ bắt
lửa, hoặc chất có nguy cơ hại thân thể
8. Giàn ná (súng cao su), cung tên
9. Hóa chất làm xốn rát, như bình xịt hơi cay, bình mace
10. Bất kỳ thiết bị hay dụng cụ nào khác dùng để đe nẹt, dọa
dẫm, hoặc hại thân thể hay làm người khác khiếp sợ
D. Điều ngoại lệ: Theo luật Minnesota, chánh sách này cũng
nêu rõ những ngoại lệ sau đây:
1. Nhân viên cảnh sát có giấy phép, quân nhân, nhân viên
an ninh có giấy phép
2. Giảng viên các khóa học an toàn dùng súng (đã được khu
học chánh chấp thuận) hoặc người hướng dẫn thực hiện
hoạt động trong khuôn viên nhà trường
3. Lính gác và diễu hành trong nghi lễ đã được khu học
chánh chấp thuận cho giữ và dùng vũ khí
29