THẾ GIỚI VÀ TA ( Phần 4) Volume IV

THẾ GIỚI VÀ TA (Phần 4) Trong suốt chiều dài của dòng chảy lịch sử Việt Nam, theo phân tích từ góc độ của cá nhân tôi, chưa bao giờ Việt Nam gần với thế giới văn minh như BÂY GIỜ. Ý tôi không phải là Việt Nam đã đạt đến trình độ phát triển như các xã hội văn minh. GẦN ở đây là NGƯỜI VIỆT ĐANG CHỦ ĐỘNG HƯỚNG VỀ VĂN MINH - XÂY DỰNG XÃ HỘI VĂN MINH - TOP DOWN VÀ BOTTOM UP !!!. Việt Nam đã từng bỏ lỡ nhiều cơ hội chuyển mình, loay hoay tiễn thoái mắc kẹt trong quá khứ thậm lâu. Quan trọng hơn cả, là vào những thời điểm then chốt, khi đứng giữa lằn ranh mong manh của sự chọn lựa, lịch sử đã lỡ nhịp do những trở lực từ cả bên trong và bên ngoài. Mối quan hệ định mệnh giữa thuyền và nước ai cũng nằm lòng, đừng để con thuyền chuyển hướng vì sự cố chấp ích kỷ hay thậm chí lợi ích riêng của một vài cá nhân hay nhóm người trên con thuyền mà thay đổi số phận của tất cả thành viên. Tôi may mắn được tiếp xúc với nhiều bạn trẻ Việt Nam giỏi giang, đi du học nước ngoài và khẳng định được tài năng tên tuổi của mình ở những nước phát triển. Đáng quý hơn, những bạn trẻ đó rất khát khao muốn về Việt Nam đóng góp cho cộng đồng, làm cầu nối gắn kết Việt Nam với thế giới. Tuy nhiên, những bạn trẻ có cơ hội đi du học nước ngoài vẫn chiếm tỷ lệ quá khiêm tốn trong dân số Việt Nam. May thay, nhờ có Internet, bất kể tuổi tác, giới tính, giàu nghèo hay khoảng cách địa lý, bất kỳ ai chỉ cần với 1 cái máy tính có kết nối Internet là có thể đi du lịch thế giới hay thậm chí tham gia vào các khóa học online của các trường học danh tiếng trên thế giới qua MOOCs. Ví dụ: Ted-Edu https://www.facebook.com/TEDEducation/?fref=ts Coursera https://www.coursera.org/ Edutopia https://www.facebook.com/edutopia/?fref=ts Một hạn chế của hình thức học này là đòi hỏi người học phải có trình độ tiếng Anh tốt. Giáo dục Việt Nam tụt hậu đã rõ, không cần tranh luận thêm. Thay bằng hết năm này sang năm khác tranh luận về đủ các đề tài, các phương án cải cách, các chuyên gia hãy chung tay hành động vì cộng