CHỨNG KHOÁN
-5-
trợ mà được tài trợ bởi vốn vay thấp hơn hơn
so với các công ty trong ngành. Bởi vì lúc này
công ty đang thực hiện chính lược mở rộng
kinh doanh của công ty sau giai đoạn cổ phần
hóa vào năm 2006, công ty tận dụng huy động
nguồn vốn chủ sỡ hữu. Tuy nhiên trong giai
đoạn từ năm 2012 tới quý II của năm 2013 thì
tỷ số nợ trên tổng tài sản của công ty bắt đầu
tăng trong khi các công ty trong ngành lại sụt
giảm dẫn tới kết luận tỷ lệ tài sản được tài trợ
bởi vốn vay của DRC bắt đầu tăng cho thấy
công ty đang hướng đến chính sách vay vốn
để phát triển sản xuất, tài trợ cho tài sản bằng
nguồn vốn vay.
TỶ SUẤT SINH LỢI
Nhìn vào tỷ suất sinh lợi trên doanh thu ROS
của DRC, ta có thể thấy chỉ số này đang cho
thấy sự cải thiện, tăng dần lên do giá thành
nguyên liệu cao su thiên nhiên đã giảm giá
đáng kể, làm giảm chi phí, từ đó làm tăng
ROS cho DRC. Ngoài ra từ năm 2010, công
ty đã tăng sử dụng nợ vay ngân hàng để đầu
tư vào các dự án mới, đẩy chi phí tài chính
(lãi vay) lên nhiều và ảnh hưởng chêch lệch tỷ
giá cũng là nguyên nhân làm xấu đi tỷ số trên.
Gần đây do tỷ trọng nợ vay đã giảm nên chỉ
số này đang cho thấy dấu hiệu tích cực trở lại.
ROA: như đã trình bày ở trên, do từ năm 2010
đến nay, công ty bổ sung nguồn vốn của mình
bằng nợ vay dài hạn ngân hàng, đẩy chi phí tài
chính lên cao, cùng với giá vốn hàng bán tăng
(mạnh nhất là năm 2011, sau đó có giảm rồi
ổn định cho đến nay), trong khi tài sản cố định
cũng tăng tương ứng làm cho hiệu suất sinh
2008
2009
2010
ROS
4.01
21.67
ROA
8.64
ROE
lợi trên tài sản ROA giảm đáng kể.
Tuy nhiên, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu
ROE lại giữ được ổn định. Mặc dù năm 2011
giảm nhiều so với năm trước, nhưng vẫn ở
mức cao (24.57%) so với các doanh nghiệp
cùng ngành nói riêng và các ngành khác nói
chung. Từ đó có thể thấy, DRC đã quản lý và
sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay của mình.
EPS sau biến động tăng mạnh tại 2009 lên
25.56%, sau đó giảm xuống còn 7.77% vào
2010 và đang có dấu hiệu giảm nhẹ. Nguyên
nhân là do lợi nhuận ròng giảm do bị ảnh
hưởng bởi chi phí. Bên cạnh đó, công ty chia
cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành thêm cổ
phiếu, làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu của
công ty cũng là nguyên nhân làm EPS có giảm
nhẹ trong các năm gần đây. Việc chia cổ tức
bằng cổ phiếu, cộng với tình hình kinh doanh
hiện tại, xét thấy không có dấu hiệu đáng lo
ngại về tình hình tài chính của công ty,và các
cổ đông đều hi vọng vào tăng trưởng của
công ty trong thời gian sắp tới.
P/E ổn định qua các năm ở mức thấp (dưới
5) cho thấy thị trường đang đánh giá cổ phiếu
DRC không quá cao. Trong quý I và quý
II/2013, chỉ số này đã tăng lên đáng kể, cụ
thể là 7.62 và 7.46, tương ứng. Từ đây, có
thể thấy các nhà đầu tư đã chú ý và đánh giá
cao các cơ hội tăng trưởng của các dự án mà
DRC đang tiến hành, sau khi các nguồn tin
này được công bố. Giá cổ phiếu tăng trong
thời gian qua cũng cải thiện được tỷ số P/B
của công ty theo chiều hướng tích cực.
2011
2012
Q1/2013
Q2/2013
9.08
7.5
11.21
12.86
14.23
56.2
21.22
14.72
15.23
14.76
13.89
24.36
101.63
30.45
24.57
30.5
29.77
30.56
2008
2009
2010
2011
2012
Q1/2013
Q2/2013
EPS
3.64
25.56
7.77
5.11
5.29
5.17
5.10
P/E
4.62
4.77
4.76
3.35
4.86
7.62
7.46
P/B
1.19
3.37
1.68
0.90
1.52
2.23
2.65
CLB CHỨNG KHOÁN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM - SCUE