CHỨNG KHOÁN
-9-
yy Ta thấy vòng quay tài sản ngày càng tăng có nghĩa việc sử dụng tài sản đang dần có hiệu quả
hơn.
yy Hệ số đòn bẩy tài chính tăng giảm thất thường qua các năm và không ổn định. Việc gia tăng
đòn bẩy tài chính hiệu quả sẽ dẫn đến sự gia tăng về tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần tuy nhiên nó
cũng phản ánh mức độ rủi ro về tài chính mà công ty đang gánh chịu (Lãi suất cho vay hiện nay từ
9%-11.5%).
yy Tăng tỷ suất sinh lợi trên doanh thu là một cách để tăng ROE. Phần Biên LN HĐKD trong bảng
số liệu có xu hướng tăng thể hiện việc kinh doanh đang tạo ra lợi nhuận, phần lãi ròng sau khi trừ
chi phí tăng dần cho thấy các hoạt động kinh doanh công ty đang diễn biến tốt.Tuy nhiên từ 2011
đến 2012 thì có xu hướng giảm cho thấy một phần nào đó doanh nghiệp đang hoạt động không
mấy khả quan.
Tỷ số đòn bẩy tài chính
So sánh với các công ty cùng ngành, có thể thấy
được tỷ lệ nợ/tổng tài sản của KDC vẫn ở mức
trung bình ngành (thấp hơn nhiều so với HHC).
Trong đó chủ yếu là nợ ngắn hạn, xu hướng chung
của cả 3 công ty là giảm sử dụng nợ vay, đối với
BBC và HHC thì trong 2 năm gần đây đã hầu như
không còn sử dụng nợ vay nữa. Điều này cho thấy
KDC quản trị nợ ngắn hạn tốt hơn hẳn so với 2 đối
thủ của mình, tận dụng tốt được nguồn vốn này.
ROS
Ta có thể thấy, năm cực kỳ khó khăn là vào 2008
do ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn
cầu, công ty kinh doanh thua lỗ. Nhưng, khoản lỗ
này không xuất phát từ việc doanh số sụt giảm
hoặc giá cả nguyên liệu tăng cao. Mà thực chất,
theo Báo cáo kết quả kinh doanh 2009, đây là do
hoạt động đầu tư tài chính của công ty không hiệu
quả, dẫn đến một khoản lỗ khá lớn.
Năm 2009, ROS cải thiện đáng kể (33.97%) do
công ty đã hạn chế các khoản đầu tư tài chính,
thay vào đó lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh
doanh vẫn tiếp tục đà tăng trưởng, mang lại lợi
nhuận cho công ty. Qua đến năm 2010, cùng với
việc sản xuất kinh doanh hiệu quả cũng như khoản
lợi nhuận lớn từ hoạt động đầu tư tài chính nên tỷ
lệ này vẫn giữ được ở mức cao, 29.78%.
Tuy nhiên từ năm 2011 đến nay, dựa vào Báo cáo
tài chính của công ty cho thấy giá vốn hàng bán,
chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng
tăng nhanh và các khoản lỗ trong đầu tư tài chính
trở lại đã làm tỷ lệ này sụt giảm nghiêm trọng. Từ
mức cao 29.78% năm 2010 nay chỉ còn 6.57% và
8.29%, tương ứng với các năm 2011, 2012. Tình
hình kinh doanh của công ty đang gặp nhiều khó
khăn trong khi các hoạt động đầu tư ngoài ngành
như bất động sản, nước giải khát không mang lại
hiệu quả.
ROA, ROE và EPS
Tương tự như đã phân tích ở trên, sau khi kết
quả kinh doanh phục hồi khả quan ở 2 năm 2009
– 2010, công ty đã gặp nhiều khó khăn, từ đó các
chỉ số này cũng sụt giảm khá nhiều. Điều này cho
thấy hiệu quả kinh doanh, tỷ suất sinh lợi của công
ty đang gặp nhiều vấn đề, cũng như có thể kết
luận rằng, hiện tại công ty đang không sử dụng tốt
nguồn vốn chủ sở hữu của mình. Và hệ quả là EPS
cũng sụt giảm đáng kể.
* Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP): tốc độ tăng
trưởng của nền sản xuất công ghiệp dựa vào khối
lượng sản phẩm sản xuất với giá cả linh hoạt. Toàn
bộ doanh nghiệp lớn, vừa và một phần các doanh
nghiệp nhỏ cùng các sản phẩm chủ yếu do tỉnh
sản xuất đều được tham gia vào tính toán tốc độ
tăng trưởng. Với phương pháp IIP, ta có thể đánh
giá được tốc độ tăng trưởng của một sản phẩm,
một ngành cụ thể hay toàn bộ ngành công nghiệp
một cách chính xác, kịp thời.
CLB CHỨNG KHOÁN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM - SCUE