VẮNG MẶT, ĐẾN TRỄ VÀ VỀ SỚM
Điểm danh
Điểm danh thường kỳ tại trường là điều thiết yếu để học sinh đạt
được thành quả. Là phụ huynh và giám hộ, quý vị sẽ giữ vai trò
quan trọng nhất trong công cuộc giáo dục con mình. Nhớ trẻ
luôn được nghỉ ngơi đúng mức, no đủ và sẵn sàng học khi đến
trường, vì điều này là phần đóng góp tuyệt vời cho quá trình
giảng dạy các em.
Trẻ khỏe mạnh phải đi học hàng ngày trong lúc trường hoạt động
bình thường. Học sinh bị bệnh không được đến trường. Nên tham
khảo trang 12 để biết “Trẻ có đủ sức khỏe để đi học không?”
Nói chung học sinh không được vắng quá sáu ngày mỗi năm do
bị bệnh. Nếu tình trạng đau ốm kinh niên hay bệnh mãn tính làm
cho trẻ không thể đến trường thì nên tham vấn với y tá học đường.
Luật giáo dục bắt buộc
Theo luật giáo dục bắt buộc, học sinh trong độ tuổi từ 7 tới 17
phải được dạy bảo kiến thức hàng năm. Thiếu nhi dưới bảy tuổi
đã ghi danh vào mẫu giáo hoặc lớp cao hơn cũng phải tuân theo
luật này.
Quy chế Minnesota, đoạn 120A.22 - Dạy dỗ bắt buộc
Tiểu đoạn 1. Trách nhiệm phụ huynh. Trách nhiệm chánh của
các bậc cha mẹ là bảo đảm cho con mình tiếp thu những kiến
thức và kỹ năng thiết yếu để trở thành công dân tốt.
Tiểu đoạn 5. Tuổi và thời hạn. (a) Mọi trẻ em trong độ tuổi 7
đến 17 đều phải đi học, trừ khi đã tốt nghiệp. Mọi thiếu nhi dưới
bảy tuổi đã ghi danh theo chương trình mẫu giáo bán trú hay
mẫu giáo trọn ngày (cách hai ngày), hoặc chương trình mẫu giáo
khác, đều phải tiếp thu kiến thức. Phụ huynh có thể bỏ ghi danh
con mình (dưới bảy tuổi) bất kỳ lúc nào, ngoại trừ những gì đã
định trong tiểu đoạn 6.
Tiểu đoạn 6. Trẻ dưới bảy tuổi. (a) Nếu học trò dưới bảy tuổi đã
ghi danh vào mẫu giáo hoặc lớp cao hơn tại trường công lập thì
phải tuân theo các điều khoản điểm danh bắt buộc của chương
này và đoạn 120A.34, trừ khi hội đồng khu học chánh (nơi em
đó ghi danh) có chủ trương miễn áp dụng tiểu đoạn này cho trẻ
con dưới bảy tuổi.
(b) Sẽ áp dụng các đoạn văn (c) tới (e) cho khu học chánh nào
có trẻ em dưới bảy tuổi bị điểm danh bắt buộc theo tiểu
đoạn này.
(c) Phụ huynh hoặc giám hộ có thể bỏ ghi danh học sinh vì lý
do chánh đáng - bằng cách thông báo với khu học. Lý do
chánh đáng bao gồm, nhưng không giới hạn ở: ghi danh học
sinh vào trường khác (như đã định tại tiểu đoạn 4), hoặc vì
trẻ còn quá non nớt.
(d) Khi ghi danh, viên chức phụ trách phải trao văn bản giải
thích các điều khoản của tiểu đoạn này cho phụ huynh hoặc
giám hộ nào đến đăng tên học sinh.
(e) Học sinh dưới bảy tuổi đã bỏ ghi danh vào trường công lập
theo đoạn văn (c) sẽ không phải tuân theo các điều khoản
điểm danh bắt buộc của chương này.
(f) Nếu học khu đã thông qua chánh sách miễn tuân theo tiểu
đoạn này cho trẻ em dưới bảy tuổi, thì trưởng nhóm phụ
trách điểm danh phải trao một bản chánh sách hiện hành
của hội đồng (có chứng nhận từ thư ký hội đồng) cho các
cơ quan thực thi quy định chống trốn học.
6
Vắng mặt hoặc đi học trễ
Nếu con của quý vị sẽ vắng mặt, đến trễ hoặc về sớm, thì nên
gọi đường dây điểm danh của nhà trường. Có thể gọi và nhắn lại
24 giờ một ngày. Nếu trẻ không có mặt ở trường, và học đường
chưa được thông báo gì về trường hợp vắng mặt, thì họ sẽ gọi
phụ huynh hoặc giám hộ. Nếu chẳng có tin tức từ quý vị thì
chúng tôi sẽ ghi là trẻ vắng mặt không có lý do chánh đáng.
Vắng mặt do tình hình thời tiết chỉ được miễn thứ nếu phụ
huynh hoặc giám hộ đã trình báo.
Đối với học sinh từ mẫu giáo tới lớp năm: nếu đến trường trễ
hơn sáu mươi phút kể từ lúc bắt đầu ngày học, và không có lý
do chánh đáng để trình với hiệu trưởng, thì sẽ bị xem là trốn học.
Đối với học sinh từ lớp sáu tới lớp mười hai: nếu đến trường trễ
hơn mười lăm phút kể từ lúc bắt đầu ngày học, và không có lý
do chánh đáng để trình với hiệu trưởng, thì sẽ bị xem là trốn học.
Đường lối chỉ dẫn về trường hợp vắng mặt:
• Học sinh sẽ bị xem là đến trễ nếu đến trường lố 60 phút
(đối với các lớp K-5)/15 phút (đối với các lớp 6-12) sau khi
bắt đầu ngày học.
• Học sinh sẽ bị xem là vắng mặt nửa ngày nếu bỏ lỡ hơn
60 phút (đối với các lớp K-5)/15 phút (đối với các lớp
6-12) kể từ lúc bắt đầu hay kết thúc ngày học.
• Sẽ xem là vắng mặt trọn ngày nếu học sinh bỏ lỡ ít nhất
bốn giờ của ngày học.
• Cũng sẽ xem là vắng mặt trọn ngày nếu học sinh đến
trường nhưng được đón về trong vòng 90 phút.
Về sớm
Không khuyến khích ra về sớm. Học sinh ra về sớm vài phút
thường bị lỡ những hướng dẫn và/hoặc nhắc nhở quan trọng vào
phút cuối. Ngưng lớp để gọi học sinh lên văn phòng cũng làm
xao lãng các em khác và làm xáo trộn những lề thói thường lệ
của lớp vào cuối ngày. Chỉ cho ra về sớm trong hoàn cảnh hết
sức đặc biệt, và phải yêu cầu qua văn phòng nhà trường.
Nên vận dụng mọi nỗ lực để lấy hẹn ngoài giờ học.
• Học sinh về sớm sẽ bị đánh dấu đúng như thế. Điều này bị
xem như đi trễ.
Vắng mặt và đến trễ không có lý do
chánh đáng
Đi học đều là phần trọng yếu để đạt thành quả tại trường.
Học sinh nào liên tục vắng mặt mà không có lý do hợp lệ thì sẽ
lãnh hậu quả. Nếu học sinh tiểu học vắng mặt ba ngày trong
cùng một niên khóa, hoặc học sinh trung học vắng mặt từ ba tiết
trở lên trong ba ngày của niên khóa mà không có lý do chánh
đáng, thì sẽ xem là “trốn học nhiều lần liên tiếp” theo luật tiểu
bang (đoạn 260A.02). Luật pháp đòi hỏi nhà trường phải báo
cho phụ huynh biết trường hợp trốn học nhiều lần liên tiếp, và
nếu trẻ vẫn tiếp tục như thế thì sẽ tiến hành tố tụng đến tòa án vị
thành niên. Nếu trẻ bị xem là trốn học nhiều lần liên tiếp thì phụ
huynh và giám hộ sẽ phải giải thích lý do vắng mặt.
Nếu học sinh tiểu học vắng mặt từ bảy ngày trở lên trong cùng
một niên khóa, hoặc học sinh trung học vắng mặt ít nhất một tiết
trong vòng bảy ngày của niên khóa mà không có lý do chánh
đáng, thì sẽ xem là “trốn học thành thói quen” theo luật tiểu
bang (đoạn 260C.007). Các học đường Anoka-Hennepin sẽ
Cẩm Nang Học Đường 2019-20