phần C, kể cả đuổi học. Tuy nhiên, nếu vi phạm mục hai
(về việc truyền tải hóa chất/các chất bị kiểm soát) và mục
bốn (về việc tàng trữ, sử dụng và/hoặc truyền tải vũ khí, tàng
trữ chất nổ có sức tàn phá, hoặc đe dọa và/hay có ý định sử
dụng thiết bị nổ có sức tàn phá) thì sẽ bị lập tức đuổi học.
1. Trốn học và vắng mặt trái phép.
a. Theo quy chế hiện hành, quy định của Ban Giáo
Dục và Hội Đồng Nhà Trường của khu học chánh
này, các em phải đi học mỗi khi trường hoạt động
bình thường. Học sinh nào trở lại trường sau khi vắng
mặt sẽ phải hoàn tất mọi bài vở còn thiếu - trong
quãng thời gian hợp lý.
b. Theo chánh sách này, trốn học nghĩa là vắng mặt
không tới trường hoặc lớp, khi chưa được chấp thuận.
Hiệu trưởng có quyền quyết định bỏ qua hay không
tha thứ tình trạng vắng mặt như thế.
c. Nếu học sinh đến trễ (trường hoặc lớp) nhiều lần
thành thói quen thì sẽ bị kỷ luật.
2. Tàng trữ, sử dụng (kể cả tình trạng đang say phê và
những chất có vẻ ngoài tương tợ) và/hoặc truyền tải các
chất bị kiểm soát, kể cả (nhưng không giới hạn ở) bất kỳ
mục nào sau đây: ma túy, chất gây ảo giác, thuốc hít,
chất độc hại hay làm thay đổi tâm trạng, thức uống gây
say xỉn, mọi đồ dùng hút chích có liên quan với chất bị
kiểm soát như thế, hoặc bất cứ chất nào bị kiểm soát,
hoặc sử dụng trái phép thuốc kê toa.
3. Tàng trữ, sử dụng và/hoặc truyền tải thuốc lá, sản phẩm
nicotine, thuốc điếu điện tử, hoặc chất có vẻ ngoài tương
tợ ở bất cứ dạng nào.
4. Tàng trữ, sử dụng và/hoặc truyền tải vũ khí hay bất cứ
vật gì có thể bị xem là vũ khí (trong chừng mực hợp lý).
Vũ khí nghĩa là: dao; súng hoặc vật dụng nhìn giống như
súng, bất kể đã nạp hay chưa nạp đạn, đang hoạt động tốt
hay hỏng hóc; chất nổ có sức tàn phá, bất cứ thiết bị gây
cháy nào hoặc vật nhìn giống như thế, và/hoặc ý định đe
dọa hay thật sự gây nổ; hoặc bất kỳ thiết bị hay dụng cụ
nào khác được dùng để đe nẹt, dọa dẫm hoặc hại thân thể
(dù là thật sự hay chỉ để làm cho người khác khiếp sợ).
a. Em nào có sai phạm về vũ khí sẽ bị lập tức đình chỉ
học tập.
b. Sẽ lập tức đuổi học.
5. Tàng trữ và/hoặc sử dụng bất cứ đồ điện tử nào (kể cả
máy vi tính) theo kiểu đe nẹt hay dọa dẫm người khác
và/hoặc làm gián đoạn tiến trình giáo dục;
6. Sai phạm ở bất cứ dạng nào đối với người mình đã hoặc
dự định giao tiếp. Vi phạm như thế bao gồm, nhưng
không giới hạn ở: dùng và/hoặc không dùng lời nói để:
đe nẹt/dọa dẫm; đeo bám; cản trở; công kích; ẩu đả; moi
tiền; bắt nạt, sách nhiễu dựa trên sắc tộc; sách nhiễu dựa
trên khuyết tật; sách nhiễu/bạo hành tình dục; phơi bày
khiếm nhã; ức hiếp;
7. Vi phạm về tài sản gồm có: táy máy vọc phá, sử dụng
trái phép, làm hư hại, hoặc phá hủy tài sản của nhà
trường hay nhân viên học đường và/hoặc người khác
(ngay cả khi do vô ý hay kém phán đoán); phá hoại; xâm
phạm; đốt phá; trộm hoặc cướp; tàng trữ đồ trộm cắp;
28
8. Vi phạm thủ tục nhà trường hoặc có hành động làm gián
đoạn tiến trình giáo dục, kể cả không vâng lời, hành vi
gây bất ổn và thiếu tôn trọng, thách thức người có thẩm
quyền, gian lận, xấc láo, bất tuân, không xưng tên, dùng
lời báng bổ, phát tín hiệu báo cháy không hợp cách, kích
hoạt bom thúi, và truy cập trái phép dữ liệu học đường;
9. Vi phạm nội quy đi xe buýt học đường hoặc luật giao
thông vận tải;
10. Vi phạm quy định và điều lệ giao thông hay đậu xe
tại trường;
11. Tàng trữ, phân phát hoặc yết thị tài liệu hay biểu tượng
có tánh chất vu khống, phỉ báng, khiêu dâm, kỳ thị sắc
tộc, hoặc liên quan đến băng đảng;
12. Cách ăn mặc và/hoặc chải chuốt gây nguy hiểm cho sức
khỏe hay độ an toàn; làm gián đoạn tiến trình giáo dục,
hoặc vi phạm tiêu chuẩn phổ thông về mức đoan trang tề
chỉnh trong bối cảnh trường học cộng đồng, và/hoặc bất
cứ y phục, trang sức, phụ kiện, hay đồ điểm xuyết nào
ám chỉ tư cách hội viên băng đảng có tổ chức - dựa vào
bố trí màu sắc, thương hiệu, hoặc bất kỳ đặc tính nào
khác (dùng làm mục đích chánh);
13. Hoạt động bạo phạm;
14. Vi phạm nội quy, chánh sách hoặc thủ tục của
trường khác.
C. Hình thức kỷ luật hoặc hậu quả của các dạng vi phạm này có
thể là, nhưng không giới hạn ở những điều sau đây:
1. Họp mặt học sinh
2. Liên lạc với phụ huynh
3. Họp mặt phụ huynh
4. Giám sát ngay tại học đường
5. Giới thiệu đến dịch vụ hỗ trợ tại trường
6. Cấm túc
7. Đuổi ra khỏi lớp
8. Đi học vào thứ Bảy
9. Đình chỉ hoạt động ngoại khóa
10. Kềm chế thể chất
11. Đình chỉ học tập
12. Giới thiệu đến Nhóm Nghiên Cứu Trẻ Em (xem sổ tay về
Thủ Tục Công Bằng Thích Đáng/Hệ Thống Giáo Dục
Đặc Biệt Toàn Diện)
13. Giới thiệu đến cộng đồng, quận hoặc cơ quan bên ngoài
14. Chuyển sang tòa nhà khác trong trường
15. Đuổi học hoặc khai trừ khỏi trường
16. Giao cho cảnh sát hoặc cơ quan công lực khác
D. Trong lúc suy tính biện pháp thích hợp, người quản trị sẽ
lượng định chừng mực gây bất ổn cho cá nhân hay tập thể,
hoặc cho môi trường học tập trong trường.
E. Học sinh khuyết tật:
1. Nếu người bị tố cáo lại là học sinh khuyết tật theo IDEA
hoặc Đoạn 504 của Đạo Luật Phục Hồi (Rehabilitation
Act), thì cách xếp đặt và dịch vụ đặc thù cho em đó sẽ
tuân hành quy định của tiểu bang và liên bang, và sẽ
được Nhóm IEP chuyên biệt xác định.
2. Sử dụng thủ tục có điều kiện: Nếu học sinh khuyết tật có
hành vi xâm phạm an toàn và hoặc can thiệp vào quá
Cẩm Nang Học Đường 2019-20