Chánh Sách Cấm Bắt Nạt
Kể cả bắt nạt trên mạng, Số 514.0
Lưu ý: Chánh Sách Kỷ Luật 506.0 cũng nhắc đến vấn đề bắt nạt.
Trong đó quy định như sau: “Là sai phạm ở bất cứ dạng nào đối
với người mình đã hoặc dự định giao tiếp. Vi phạm như thế bao
gồm, nhưng không giới hạn ở: dùng và/hoặc không dùng lời nói để:
đe nẹt/dọa dẫm; đeo bám; cản trở; công kích; ẩu đả; moi tiền; bắt
nạt, sách nhiễu dựa trên sắc tộc; sách nhiễu dựa trên khuyết tật;
sách nhiễu/bạo hành tình dục; phơi bày khiếm nhã; ức hiếp.”
I. MỤC ĐÍCH
Chánh sách này định nghĩa bắt
Cần có một môi trường dân
nạt và bắt nạt trên mạng, trong
sự an toàn để học sinh tiếp
đó gồm cả những hành động vào
thu kiến thức và đạt kết quả
ngày học và trong những công
việc liên quan. Chánh sách này
cao, và để vun bồi mối quan
hệ lành mạnh với mọi người. liệt kê hậu quả đối với bất cứ kẻ
Cũng như những hành vi bạo nào bắt nạt người khác, và nêu
phương thức trình báo dành cho
lực hoặc gây xáo trộn khác,
nạn nhân và nhân chứng.
bắt nạt là dạng cư xử gây trở
ngại, làm cho học sinh khó
tiếp thu và giáo viên khó giảng dạy trong môi trường an toàn.
Nếu cách hành xử như thế ảnh hưởng đến môi trường giáo
dục tại khu học chánh, đến quyền hạn và độ an sinh của học
sinh, và thuộc thẩm quyền kiểm soát của chúng tôi trong quá
trình hoạt động bình thường, thì khu học chánh sẽ ngăn chống
và tiến hành điều tra, ứng đáp, chỉnh đốn, và áp dụng biện
pháp kỷ luật đối với hành động bắt nạt nào chưa kịp ngăn
ngừa. Chúng tôi sẽ vận dụng biện pháp hành chánh và điều
động nhân viên thích hợp để theo dõi kẻ vi phạm và nạn nhân
bị bắt nạt. Khu học chánh Anoka Hennepin không thể giám
sát hoạt động của học sinh vào mọi lúc để dẹp trừ mọi trường
hợp bắt nạt, đặc biệt là khi các em không thuộc phận sự thị sát
trực tiếp của nhân viên nhà trường, vì vậy mục đích chánh
sách này là trợ giúp khu học đạt được mục tiêu phòng chống
và ứng phó những hành động bắt nạt, đe nẹt, bạo lực, và hành
vi gây xáo trộn khác tương tợ.
II. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ CHÁNH SÁCH
A. Tuyệt đối nghiêm cấm hành động bắt nạt (của cá nhân hay
nhóm học sinh) trong phạm vi khu học chánh, tại cơ sở
chức năng liên quan đến nhà trường, hoặc ở dạng điện tử -
còn gọi là bắt nạt trên mạng. Chánh sách này áp dụng cho
mọi chương trình học thuật và phi học thuật (thí dụ: thể
thao và ngoại khóa) của toàn khu, và sẽ thực thi trước,
trong, hoặc sau giờ học tại mọi khuôn viên nhà trường, kể
cả xe buýt học đường, chức năng hoạt động cấp trường, hay
những sinh hoạt tổ chức ở nơi khác. Chánh sách này cũng
áp dụng cho bất cứ hành vi nào (ngoài khu học xá) gây ra
hay đe dọa gây ra gián đoạn thật sự đáng kể tại trường, hoặc
xâm phạm quyền (của học sinh hay nhân viên) tự do học
tập/làm việc trong môi trường không thù nghịch, và có tính
đến tổng bối cảnh trong và ngoài khu học xá. Chánh sách
này áp dụng không chỉ cho học sinh nào trực tiếp góp phần
vào hành động bắt nạt, mà còn cho các em nào gián tiếp
ủng hộ hay hỗ trợ kiểu cư xử bắt nạt của học sinh khác.
B. Nhân viên khu học chánh dứt khoát không được cho phép,
bỏ qua hay tha thứ trường hợp bắt nạt. Bất cứ nhân viên
22
nào nhìn thấy hành động bắt nạt đều phải can thiệp để chận
đứng cách cư xử này, và phải trình báo cho người phụ trách
thích hợp. Cũng tương tợ, bất cứ người nào nghe tường
trình về hành động bắt nạt đều phải báo cáo lại với người
phụ trách thích hợp.
C. Thái độ chịu phép hoặc thuận tình lộ rõ ở học sinh bị bắt
nạt vẫn không làm giảm hiệu lực của những điều cấm trong
chánh sách này.
D. Nghiêm cấm trả đũa nạn nhân, người có nhã ý trình báo,
hoặc nhân chứng trong vụ bắt nạt.
E. Nghiêm cấm tố cáo hay trình báo giả dối về trường hợp bắt
nạt học sinh khác.
F. Người nào trực tiếp hay gián tiếp góp phần vào hành động
bắt nạt, trả đũa, hoặc cố ý trình báo giả dối về trường hợp bắt
nạt, hoặc cho phép, bỏ qua hay tha thứ vụ này - thì sẽ bị kỷ
luật tương ứng, đúng với các chánh sách và thủ tục của khu
học. Khu học chánh có thể tính thêm những yếu tố sau đây:
1. Độ tuổi, mức phát triển và trưởng thành của các bên
liên quan;
2. Mức nguy hại, hoàn cảnh xung quanh, tánh chất và độ
trầm trọng của hành vi;
3. Những sự vụ trước kia, hoặc kiểu cách hành vi trong
quá khứ hay đang tiếp tục diễn ra;
4. Mối quan hệ giữa các bên liên can; và
5. Bối cảnh xảy ra vấn đề bị tố cáo.
Hậu quả đối với học sinh nào đã bắt nạt người khác có thể ở
trong quãng từ giải pháp tích cực ngăn chận hành vi tới tối đa
và kể cả đình chỉ và/hoặc đuổi học. Hậu quả đối với nhân viên
học chánh nào đã cho phép, bỏ qua hay tha thứ trường hợp bắt
nạt, hoặc góp phần vào hành động trả đũa, hoặc cố ý trình báo
giả dối về trường hợp này - là bị kỷ luật, tới tối đa và kể cả sa
thải hay cho nghỉ việc. Hậu quả đối với những người khác
(cũng tham gia vào hành động bị nghiêm cấm) có thể bao
gồm, nhưng không giới hạn ở: đuổi khỏi khuôn viên khu học
chánh và các buổi sinh hoạt, và/hoặc chấm dứt dịch vụ
và/hoặc hợp đồng.
G. Khu học chánh sẽ điều tra mọi than phiền về việc bắt nạt
và áp dụng biện pháp thích hợp đối với bất cứ học sinh hay
nhân viên nào bị xét thấy đã vi phạm chánh sách này.
III. CÁC ĐỊNH NGHĨA
Các định nghĩa trong đoạn nơi đây sẽ áp dụng cho chánh sách này.
A. Bắt nạt là hành vi gây hấn không mong muốn trong số các trẻ
em ở tuổi đến trường, khi thật sự hay nhận thấy có tình trạng
mất cân bằng quyền lực. Hành vi này sẽ lặp lại, hoặc có nguy
cơ lặp lại theo thời gian. Hành vi phải có tánh chất gây hấn và
bao gồm những điều sau đây thì mới xem là bắt nạt:
1. Mất cân bằng quyền lực: Học sinh bắt nạt sẽ vận dụng
quyền lực - chẳng hạn như sức mạnh thể chất, khả năng
lấy xem thông tin dễ gây lúng túng ngượng nghịu, hoặc
mức độ nổi danh - để kiểm soát hay muốn hại người
khác. Cán cân quyền lực có thể thay đổi dần theo thời
gian và trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, ngay cả khi
vẫn là những con người đó.
2. Mức lặp đi lặp lại: Hành vi bắt nạt xảy ra nhiều lần,
hoặc có nguy cơ xuất hiện nhiều lần.
Cẩm Nang Học Đường 2019-20