Khu học chánh cống hiến dịch vụ liên hoàn cho học sinh nào
đáp ứng tiêu chí về giáo dục đặc biệt. Sẽ tổ chức họp mặt
Hoạch Định Giáo Dục Cho Từng Cá Nhân (Individual
Education Planning, hay IEP) sau khi đánh giá trên phương
diện giáo dục đặc biệt. Ban nhân viên khu học chánh hợp sức
với phụ huynh/gia đình học sinh để xác định những mục đích
và mục tiêu thích hợp đáp ứng được nhu cầu của trẻ. Nhóm này
định rõ dạng giảng dạy chuyên biệt cần có, và dịch vụ liên đới
nào là thích hợp. Nếu xét thấy học sinh có nhu cầu sử dụng
dịch vụ giáo dục đặc biệt thì sẽ bổ nhiệm giáo viên chuyên biệt
để giảng dạy. Một vài học sinh cũng cần được hỗ trợ thêm trong
lĩnh vực vận động, âm ngữ/ngôn ngữ, thị lực hay thính lực.
Trong khi mục tiêu là để các học sinh được học ở các trường
học trong khu vực của mình, tuy nhiên không phải lúc nào
cũng phù hợp với nhu cầu của các em. Học sinh có nhu cầu cụ
thể có thể được xếp vào chương trình phù hợp nhất với nhu
cầu của các em. Nhu cầu học tập, chức năng và hành vi được
đề cập trong các chương trình này có thể khác nhau và có thể
hoạt động cùng với giáo dục phổ thông, với việc lồng ghép gia
tăng làm mục tiêu. Một số học sinh chứng tỏ nhu cầu vượt qua
những gì có thể được cung cấp tại một trường/địa điểm thống,
và có thể được học tại Trung Tâm Học Tập River Trail, một
địa điểm giáo dục đặc biệt.
Nếu phụ huynh thấy lo ngại vì con mình gặp nhiều khó khăn
khi học tập hoặc có vấn đề về hạnh kiểm tại trường, thì phải
liên lạc với giáo viên chủ nhiệm hay hiệu trưởng để thảo luận
điều quan tâm đó. Thường thì trường hợp này sẽ được giao cho
Nhóm Can Dự (Intervention Team) để bàn thảo xem có nên
can thiệp hay không, và suy tính tiến trình đánh giá. Học sinh
học tại trường tư cũng có thể đủ tiêu chuẩn được dịch vụ giáo
dục đặc biệt. Nếu quý vị có bất cứ lo lắng nào, xin báo cho
hiệu trưởng tại trường quý vị biết.
Còn về sự hỗ trợ của phụ huynh thì sao?
Có nhiều nhóm hỗ trợ và huấn luyện phụ huynh dành cho các
gia đình trong Khu Học Chánh Anoka-Hennepin. Tham gia hay
không tham gia đều là tự nguyện. Các nhóm này mang lại cơ
hội để phụ huynh và gia đình gặp gỡ những gia đình khác cũng
có trẻ đang cần dịch vụ đặc biệt và bàn thảo nhiều vấn đề quan
trọng hoặc chỉ xuất hiện trong quá trình phát triển của con họ.
Đoạn 504
Một số học sinh bị tàn tật có thể không đủ tiêu chuẩn cần có
dịch vụ giáo dục đặc biệt. Những học sinh này có thể đủ tiêu
chuẩn được hỗ trợ theo Đoạn 504 của Đạo Luật Phục Hồi 1973,
vốn cấm kỳ thị dựa trên tình trạng tàn tật. Đoạn 504 là quy chế
dân quyền, chống kỳ thị đòi hỏi phải đáp ứng nhu cầu của học
sinh bị tàn tật đầy đủ như đáp ứng nhu cầu cho học sinh không
bị tàn tật. Nếu học sinh bị bệnh tâm thần hay sức khỏe suy yếu
có thể ảnh hưởng đến việc học của em ở trường thì phụ huynh
nên liên lạc với giáo viên hay hiệu trưởng của trẻ về vấn đề này.
Chăm sóc trẻ em ở độ tuổi đến trường
Nên đến ahschools.us/adventuresplus để đọc cẩm nang
Adventures Plus dành cho phụ huynh, xem thông tin ghi danh
và nguồn tài nguyên phụ trội cho các gia đình.
Cẩm Nang Học Đường 2019-20
PHỤ HUYNH, KHÁCH VIẾNG VÀ
THIỆN NGUYỆN VIÊN
Vai trò của phụ huynh trong bài tập về
nhà, ở cấp trung học
Nói chung học sinh nào dành nhiều thì giờ làm bài tập về nhà
sẽ có thành tích tốt tại trường. Nhờ đều đặn làm bài tập về nhà,
học sinh sẽ phát triển thói quen làm việc có giờ giấc và kỷ luật
tự giác. Học sinh trung học phải làm xong bài tập về nhà một
cách độc lập, nhưng phụ huynh vẫn có thể góp phần giúp các
em hình thành thói quen tốt.
• Hãy giúp con mình sắp xếp bài vở đang học. Nên khuyến
khích trẻ viết rõ mọi bài tập trong sổ hoạch định hoặc sổ ghi
chép. (Tất cả học sinh trung học đệ nhất và đệ nhị cấp đều
được phát một cuốn sổ hoạch định.)
• Hãy giúp con mình lập lề thói hàng ngày để làm bài tập về
nhà, nhờ vậy sẽ có đủ độ uyển chuyển để tham gia hoạt động
học đường, và còn cả thì giờ vui chơi với bạn.
• Nên dành ra một nơi yên tĩnh (không bị thứ khác làm xao lãng
như tivi) để học tập.
• Đôi khi cũng sẽ khó giải bài tập về nhà. Nếu trẻ nhờ quý vị
giúp đỡ hoặc đang chật vật xoay sở, thì nên giúp em tìm nguồn
tài nguyên thích hợp (người khác, sách vở, và tài liệu tham
khảo) để em làm xong nhiệm vụ. Học sinh cũng phải trình bày
với giáo viên để được giảng giải rõ hơn hoặc trợ giúp. Đừng
làm bài dùm con.
• Nên cung cấp những phụ liệu căn bản và nguồn tài nguyên cần
thiết cho con, chẳng hạn như viết chì, bút bi, giấy, và từ điển.
• Những vật phẩm tiện dụng khác là đồ dập ghim, kẹp giấy, bản
đồ, máy tính, băng keo, và từ điển đồng nghĩa phản nghĩa.
Hãy tỏ vẻ thích thú với những gì con mình làm và đề nghị dẫn
em tới thư viện hay nơi khác để nghiên cứu thêm nếu cần thiết.
Các biện pháp thích nghi tại trung tâm
truyền thông đại chúng
Phụ huynh nên thoải mái trình bày về sách vở ưa thích của con
mình với chuyên gia phụ trách thư viện truyền thông tại trường.
Nên đến gặp chuyên gia truyền thông học đường khi có bất cứ
mối lo lắng nào về nội dung đang đọc hoặc bất kỳ hoàn cảnh
đặc biệt nào trong gia đình. Sẽ áp dụng biện pháp thích nghi phù
hợp với nhu cầu của các em.
Làm cha mẹ là công việc đầy thử thách...
nguồn tài nguyên dành cho quý vị
Phụ huynh và những người đang giúp trẻ em trong giai đoạn
phát triển sẽ gặp phải nhiều thay đổi và thách thức. Luôn luôn
có sẵn biện pháp trợ giúp để vượt qua những thử thách đó.
Các lớp Giáo Dục Cộng Đồng được tổ chức suốt niên khóa để trợ
giúp phụ huynh. Hãy học hỏi từ các chuyên gia và giao lưu với
những bậc cha mẹ khác để khám phá nhiều phương thức giúp các em
thuộc mọi độ tuổi đều học tốt tại lớp, tạo dựng được mối tương giao
tích cực với gia đình và bạn đồng lứa, và chuẩn bị sẵn sàng cho
tương lai. Muốn biết thông tin ghi danh và lớp học cụ thể thì nên đến
www.discoverycommunityed.com hoặc gọi số 763-506-5766.
Trung Tâm Tài Nguyên Phụ Huynh (Parent Resource Center,
hay PRC) cho phụ huynh, gia đình và nhân viên của cộng đồng
17