•
•
•
•
Trái cây khô và thức ăn nhẹ có 100 phần trăm hoa quả.
Các suất rau củ với nước chấm ít béo.
Bánh quy nguyên cám trét phô-mai.
Bánh pretzel, bắp rang ít béo, bánh cốm, cây bánh mì, bánh lạt
graham và bánh quy hình thú.
• Bánh pudding ít béo, da-ua (sữa chua) ít béo.
• Bữa ăn sáng ít béo hoặc thanh granola (cũng nhớ tìm nhãn
hiệu nào chứa ít đường).
• Lương khô (món trộn thập cẩm trail mix) hoặc bột trộn ngũ
cốc (nguyên cám, ngũ cốc ít đường và có trái cây khô, v.v...).
Chương trình Dinh Dưỡng Trẻ Em có các món ăn nhẹ lành
mạnh để mừng lễ kỷ niệm tại lớp học. Chúng tôi có nhiều món
ngộ nghĩnh, lành mạnh, kể cả trái cây, rau củ, sản phẩm bơ sữa
ít/không béo, và thức ăn nguyên cám. Đây là giải pháp thuận
tiện để mua món ăn nhẹ tươi mới, lành mạnh cho cả lớp - không
còn phải lo lắng chạy đi chạy lại tiệm bách hóa vào phút chót!
Nên liên lạc với giám thị Dinh Dưỡng Trẻ Em tại trường của
con quý vị.
GIỮ GÌN SỨC KHỎE VÀ GIỮ AN TOÀN
Nhớ cho trẻ đi chích ngừa
Điều Luật Chích Ngừa Học Đường Minnesota (Minnesota
School Immunization Law) (MN Statute 121A.15) đòi hỏi tất cả
học sinh đều phải xuất trình bằng chứng tiêm chủng ở tuổi niên
thiếu. Nội quy cũng đòi hỏi phải có bằng chứng đã chủng ngừa
bệnh thủy đậu (đậu mùa, hoặc varicella). Bằng chứng phải gồm
chứa thông tin từ y sĩ, trong đó nêu rõ năm chích ngừa thủy đậu.
Chủng ngừa varicella gồm có hai đợt chích. Phải tiêm chủng
Sởi, Quai Bị, Ban Đào (Measles, Mumps, Rubella, hay MMR)
lần thứ nhì trước lúc vào mẫu giáo.
Phải tiêm chủng bổ sung chống bạch hầu, uốn ván và ho gà
(Tetanus, Diphtheria and Pertussis, hay Tdap) cho tất cả học
sinh lớp bảy trở lên. Học trò lớp bảy tại Minnesota cũng phải
chủng ngừa Viêm Gan B theo chuỗi hai hoặc ba đợt chích
nối tiếp. Cũng phải tiêm ngừa viêm màng não cho lớp bảy.
Trong năm 2020-21, học sinh lớp 12 sẽ phải tiêm một liều viêm
màng não tăng cường. Nên tham vấn với y sĩ về những lần chích
ngừa cần thiết trước lúc vào mẫu giáo. Y sĩ tư cũng có thể tiêm
chủng. Nếu quý vị không có bảo hiểm y tế nào bao trả các lần
chủng ngừa cho con mình thì các em sẽ được chích ngừa tại
bệnh xá cộng đồng Quận Anoka hoặc Hennepin. Muốn biết
ngày giờ và địa điểm của bệnh xá thì nên gọi số 763-324-4210
(Quận Anoka) hoặc 612-348-2884 (Quận Hennepin).
Văn phòng Dịch Vụ Sức Khỏe (tại trường mà con của quý vị
đang học) cần có bằng chứng về ngày tháng năm chích ngừa
cho các em. Nếu nhà trường chưa nhận được tài liệu chứng nhận
đã chủng ngừa thì học sinh sẽ bị khai trừ khỏi trường. Luật tiểu
bang có quy định tiến trình để phụ huynh hoặc giám hộ đệ đơn
hợp pháp xin miễn tiêm chủng vì lý do y tế hoặc tín ngưỡng.
Giấy bãi miễn phải được công chứng và trao cho văn phòng
Dịch Vụ Sức Khỏe của trường. Nên liên lạc với Dịch Vụ Sức
Khỏe (tại trường mà trẻ đang học) nếu quý vị muốn được giúp
đỡ về tiến trình xin miễn.
10
Khám thăm dò tuổi ấu thơ
Tại Minnesota, tất cả trẻ con đều phải trải qua lần khám thăm dò
tuổi ấu thơ trước khi vào mẫu giáo. Đúng lý thì phải hoàn tất
khám thăm dò trước lúc trẻ được bốn tuổi, và thật sự phải lo liệu
xong trước khi các em vào mẫu giáo công lập. Khám thăm dò là
lần rà soát đơn giản MIỄN PHÍ về sức khỏe và mức phát triển
của nhi đồng. Trong đó không xác định các em đã sẵn sàng vào
mẫu giáo hay chưa.
Khám thăm dò bao gồm:
• Đợt đánh giá mức phát triển.
• Kiểm tra thị lực và thính lực.
• Đo chiều cao và trọng lượng.
• Lần duyệt lại quá trình chích ngừa và tiểu sử sức khỏe.
Nên gọi số 763-433-4833 để biết thêm thông tin nếu:
• Quý vị mới đến khu học chánh.
• Con của quý vị đã trên 4 tuổi nhưng CHƯA được thông báo gì cả.
• Con của quý vị sẽ nhập học mẫu giáo vào mùa thu nhưng
chưa được khám thăm dò.
• Để lấy hẹn.
Nếu quý vị dùng TTY thì nên gọi qua Dịch Vụ Tiếp Chuyển
Minnesota (Minnesota Relay) theo số 1-800-627-3529, hoặc 711.
Có thể đến khám thăm dò hàng ngày suốt cả niên khóa, tại
Sorteberg Early Childhood Center (SECC, hay Trung Tâm Tuổi
Ấu Thơ Sorteberg), 11400 Magnolia St. NW, Coon Rapids.
Khám thăm dò thị lực và thính lực
Khám thăm dò thị lực và thính lực được thực hiện đúng theo
khuyến cáo của Ban Sức Khỏe Tiểu Bang và với ban nhân viên
hiện có. Sẽ không khám thăm dò trong mỗi niên khóa. Khám
thăm dò không phải là xem xét toàn diện. Nên nhờ y sĩ khám kỹ
nếu có nghi ngại về thị lực hay thính lực của học sinh. Nếu cần
xin trợ giúp tài chánh để được chăm sóc thì có nhiều nguồn tài
nguyên hữu ích sau đây: Trẻ Con và Thiếu Niên (Child and
Teen, 763-324-4280) và Cú Gọi Đầu Tiên Nhờ Giúp Đỡ
(First Call for Help, 211 hoặc 651-291-0211) của Quận Anoka.
Trẻ có đủ sức khỏe để đi học không?
Phụ huynh thường thắc mắc và lo âu chẳng biết khi nào thì học
sinh phải nằm nhà (không đi học) vì bị bệnh. Điều quan trọng là
phải hoạch định công việc chăm sóc vào những ngày con của
quý vị đau ốm và phải ở nhà.
Sau đây là một vài thông tin hữu ích để giúp quý vị quyết định
có nên cho trẻ ở nhà hay không:
• Nếu học sinh bị sốt 100 độ hoặc cao hơn thì phải ở nhà suốt
24 giờ kể từ lúc nhiệt độ trở lại bình thường.
• Nếu học sinh ói mửa hoặc bị tiêu chảy thì phải ở nhà tới tận
24 giờ sau cơn bệnh cuối cùng.
• Nếu học sinh bị bất cứ dạng nổi mẩn nào có thể liên quan đến
bệnh hoặc chưa rõ nguyên nhân, thì nên hội ý với bác sĩ gia
đình trước khi cho em tới trường.
• Nếu học sinh bị bệnh thì nên gọi đến trường hàng ngày để
báo cáo tình hình.
• Nếu học sinh bị bệnh kinh niên/mãn tính gây ra triệu chứng
sốt, ói mửa, tiêu chảy và/hoặc nổi mẩn, thì nên hội ý với y tá
học đường để thảo luận hạn mức phải nằm nhà.
Cẩm Nang Học Đường 2019-20