Dijkstra June 2018 | Page 38

780.926 là tổng số nhân lực trong ngành công nghiệp CNTT tính đến năm 2016. Trong đó, 27,4 % là tỉ lệ lao động đang tham gia lĩnh vực công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung số và dịch vụ CNTT.

Là cuốn sách kinh điển về quản lý phát triển phần mềm. Dù được viết vào khoảng năm 60-70 nhưng vẫn có nhiều bài học bổ ích cho đến tận hôm nay.

Thêm người vào một dự án phần mềm đã bị trễ càng làm nó trễ hơn”, đây là một trong các ý được đề cập trong sách, nghe qua có vẻ ngược đời nhưng thực tế luôn như vậy. Dự án phần mềm thường phức tạp, trong đó việc trao đổi thông tin giữa những thành viên sẽ tốn khá nhiều thời gian. Chắc là bạn cũng đã từng tự hỏi là tại sao phải mất ngần ấy thời gian chỉ để thảo luận, họp, giới thiệu việc cho người mới thay vì đơn giản là viết code?
Ngoài ra, trong sách còn đề cập đến những mô hình phát triển phần mềm mới như Agile Development, Extreme
Programming giúp chia nhỏ công việc, chia nhỏ nhóm để tránh cồng kềnh, giúp quá trình triển khai dự án trở nên tinh gọn và thích nghi với sự thay đổi nhiều hơn.
Nếu công việc của bạn liên quan đến phát triển phần mềm, dù là lập trình viên hay là quản lí, đang làm việc cho dự án lớn hay dự án khởi nghiệp thì cuốn sách này cũng đều bổ ích.
Tổng số doanh nghiệp CNTT cả nước năm 2016 ước tính là 24.501 doanh nghiệp tăng 13,13 % so với năm 2015.
Tổng doanh thu lĩnh vực Công nghiệp CNTT năm 2016 ướctính đạt 1.500.009 tỷ đồng( tương đương 67,693 tỷ USD) tăng 11,49 % so với năm 2015, trong đó công nghiệp phần cứng là 58,838 tỷ
USD, công nghiệp phần mềm là 3,038 tỷ USD, công nghiệp nội dung số là 739 triệu USD và dịch vụ CNTT( trừ buôn bán, phân phối) là 5,078 tỷ USD.
Về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực CNTT, số lượng các trường địa học, cao đẳng có đào tạo về CNTT, điện tử, viễn thông, an toàn thông tin năm 2016 là 250 trường, với tổng số chỉ tiêu tuyển sinh đại học, cao đẳng các ngành CNTT-TT là trên 68.000 sinh viên. Tuy nhiên, tỷ lệ thực tế tuyển sinh đại học, cao đẳng đạt 77,12 % và tỷ lệ tốt nghiệp đại học, cao đẳng ngành CNTT-TT đạt 93,88 %.
Đối với đào tạo nghề, cả nước có khoảng 164 trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề đào tạo về CNTT, điện tử, viễn thông và an toàn thông tin, với tổng chỉ tiêu tuyển sinh là 18.311 sinh viên, tỷ lệ thực tế tuyển sinh đạt 68,27 % và tỷ lệ tốt nghiệp là 52,4 %.
38 DIJSKTRA
( Theo Sách Trắng CNTT-TT Việt Nam năm 2017 do Bộ TT & TT phát hành)