Diamond Life Newsletter Jan 2013 | Page 12

Giáo Dục – Trẻ Em Đọc sách cho tương lai Trong thời đại kỹ thuật số, việc trẻ em, đặc biệt là ở các gia đình có điều kiện, tiếp xúc sớm với các thiết bị công nghệ cao như Ipad, Iphone, laptop trở nên phổ biến. Việc rèn luyện kỹ năng đọc cho trẻ dần bị quên lãng. Tại Mỹ, một quốc gia đi đầu trong công nghệ, nỗi lo lắng về khả năng đọc hiểu của trẻ em đang được công chúng quan tâm một cách sâu sắc. Bởi lẽ đọc là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tương lai của các em sau này. Muốn tốt nghiệp, phải đọc sách: Thiếu các kỹ năng cần thiết, trẻ sẽ nhanh chóng rớt lại phía sau và khó bắt kịp bạn học trong những năm học tiếp theo. Chọn sách cho trẻ theo lứa tuổi Trước hết phải hiểu đọc không chỉ là khả năng nhìn nhận mặt chữ. Đọc bao gồm cả việc hiểu và tự đúc kết bài học, kết quả từ những gì mình đọc. 67% trẻ em Mỹ có điểm số môn đọc thấp dưới mức “lưu loát” vào năm 2009. Điều này khiến các em có khả năng không thể học lên Trung học. dưới mức “lưu loát” Những trẻ em không thể đọc lưu loát ở năm lớp 3 sẽ có khả năng rớt tốt nghiệp Trung học cao gấp 4 lần. Giai đoạn 6 đến 9 tuổi Theo kết quả đánh giá kỹ năng đọc của học sinh cấp Tiểu học ở Việt Nam trong năm học 2012-2013, so với kỹ năng đọc của các nước trên thế giới, kỹ năng đọc của học sinh Việt Nam còn thấp. Đọc là một trong những kỹ năng quan trọng nhất của con người. Vì thế việc bắt đầu phát triển kỹ năng đọc cho trẻ từ năm lớp 3 sẽ giúp hình thành nền tảng tốt cho giáo dục của trẻ trong tương lai. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Bạn có thể cho trẻ làm quen với việc đọc ngay từ khi mới chào đời bằng cách đọc cho bé nghe các mẩu chuyện. Bắt đầu từ 6 đến 12 tuổi là khoản thời gian quan trọng trong việc định hình thói quen đọc sách cho trẻ. Trẻ em trong lứa tuổi này được chia thành 2 giai đoạn, tùy thuộc theo từng giai đoạn mà phụ huynh nên lựa chọn cho con loại sách phù hợp. 10 Vì sao chọn lớp 3 Bởi vì đây chính là lúc trẻ chuyển từ việc học cách để đọc sang đọc để học hỏi. 12 11 12 Ở lứa tuổi này nên cho trẻ đọc các loại sách gắn với đời sống thực tế của trẻ như sách về gia đình, bạn bè, trường lớp. Không chọn loại sách quá “cao siêu” có thể làm trẻ chán nản, không thích đọc sách nữa. Vì đây là chỉ là giai đoạn cho trẻ làm quen với việc đọc và hình thành dần lòng yêu thích đọc sách ở trẻ. Giai đoạn 9 đến 12 tuổi Trẻ ở lứa tuổi này đã có những hiểu biết nhất định về xã hội, con người và thế giới xung quanh. Chúng bắt đầu thích đọc sách có nội dung phức tạp, có chiều sâu và đòi hỏi phải suy nghĩ. Phụ huynh có thể chọn cho trẻ loại sách phiêu lưu mạo hiểm, khoa học viễn tưởng. Trẻ cũng có thể đọc những quyển sách về cuộc đời các nhà khoa học, danh nhân, nghệ sĩ, vận động viên thể thao, anh hùng dân tộc. Nên khuyến khích trẻ kể lại những gì mình đã đọc, việc này giúp trẻ vừa rèn luyện khả năng đọc vừa rèn luyện khả năng diễn đạt và trình bày. Bên cạnh đó, cũng nên tập cho trẻ thói quen rút ra kết luận sau khi đọc sách, việc này giúp tăng cường khả năng suy nghĩ logic của trẻ.