IV/ MỘT SỐ SỰ KIỆN NỔI BẬT CỦA TRƯỜNG
1. Sôi nổi hoạt động dã ngoại cho sinh viên, cán bộ nước ngoài chào đón Tết Nguyên đán 2018
Ngày 27/01/2018, Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức buổi dã ngoại tại Sóc Sơn cho sinh viên, học viên quốc tế và các cán bộ, giảng viên nước ngoài tại trường.
Hoạt động này được tổ chức nhân dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 đang đến gần nhằm tạo dựng mối quan hệ đoàn kết, gắn bó cho các sinh viên, học viên quốc tế với nhau và với các thầy cô ULIS. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để các em sinh viên, học viên và các thầy cô nước ngoài tìm hiểu về văn hóa Việt Nam với những nét đẹp cổ truyền lâu đời.
Trong thời gian một ngày, các thầy cô và các học viên nước ngoài đã được tham quan quần thể di tích Đền Gióng (đền Trình, đền Mẫu, chùa Non Nước, đền Thượng,…) và Việt Phủ Thành Chương. Nét kiến trúc và văn hóa đậm chất Việt Nam đã chinh phục trái tim của các vị khách ngoại quốc.
Bên cạnh đó, các thầy cô và các em cũng được tham gia giao lưu, biểu diễn văn nghệ chào đón năm mới. Tại đây, mọi thành viên đã cùng chia sẻ cảm xúc, tình cảm của mình trong thời gian học tập và làm việc tại ULIS. Trong không khí Tết Nguyên đán đang đến gần, các thầy cô và các em đã cùng chia sẻ những lời chúc năm mới tốt lành và thành công.
Hoạt động ngoại khóa nhân dịp năm mới cho học viên, sinh viên, cán bộ nước ngoài đã khép lại tốt đẹp, để lại nhiều kỷ niệm ý nghĩa trong mỗi thành viên tham gia. Là một trường chuyên về ngoại ngữ, ULIS luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho các học viên, sinh viên, cán bộ nước ngoài. Buổi dã ngoại hôm nay chính là một minh chứng cho điều này. sinh viên quốc tế.
2. Sơ kết giai đoạn 1 triển khai Đề tài KHCN trọng điểm cấp Nhà nước thuộc chương trình Tây Bắc
Ngày 7/2/2018, Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Sơ kết giai đoạn 1 triển khai Đề tài KHCN trọng điểm cấp Nhà nước thuộc chương trình Tây Bắc.
Tại cuộc họp, PGS. TS. Nguyễn Lân Trung đã trình bày kết quả sơ kết triển khai giai đoạn 1 của đề tài. Trong thời gian vừa qua, nhóm đã tiến hành khảo sát tại một số tỉnh Tây Bắc như Điện Biên, Hà Giang, Lạng Sơn, Lào Cai. Nhóm nghiên cứu đã nhận được sự giúp đỡ của các đơn vị tham gia khảo sát. Nhu cầu nâng cao năng lực ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức các ngành Hải quan, Ngoại vụ, Du lịch và Biên phòng được đánh giá rất cao nhưng công tác bồi dưỡng vẫn còn nhiều hạn chế. Nhóm cũng đã thu được những tư liệu giá trị, xây dựng được các sản phẩm về 5 nội dung như: Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí, bộ công cụ đánh giá thực trạng năng lực tiếng Anh, tiếng Trung và nhu cầu sử dụng ngoại ngữ của cán bộ, công chức, viên chức các ngành Hải quan, Ngoại vụ, Du lịch và Biên phòng; Nghiên cứu thực tiễn đánh giá năng lực sử dụng ngoại ngữ của cán bộ, công chức, viên chức các ngành Hải quan, Ngoại vụ, Du lịch và Biên phòng; Nghiên cứu xây dựng mô hình nâng cao năng lực ngoại ngữ để thực thi công vụ và dịch vụ vùng Tây Bắc; Nghiên cứu phát triển chương trình, xây dựng tài liệu giảng dạy và các điều kiện thực thi để nâng cao năng lực tiếng Anh; Nghiên cứu phát triển chương trình, xây dựng tài liệu giảng dạy và các điều kiện thực thi để nâng cao năng lực tiếng Trung.
cũng đã thu được những tư liệu giá trị, xây dựng được các sản phẩm về 5 nội dung như: Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí, bộ công cụ đánh giá thực trạng năng lực tiếng Anh, tiếng Trung và nhu cầu sử dụng ngoại ngữ của cán bộ, công chức, viên chức các ngành Hải quan, Ngoại vụ, Du lịch và Biên phòng; Nghiên cứu thực tiễn đánh giá năng lực sử dụng ngoại ngữ của cán bộ, công chức, viên chức các ngành Hải quan, Ngoại vụ, Du lịch và Biên phòng; Nghiên cứu xây dựng mô hình nâng cao năng lực ngoại ngữ để thực thi công vụ và dịch vụ vùng Tây Bắc; Nghiên cứu phát triển chương trình, xây dựng tài liệu giảng dạy và các điều kiện thực thi để nâng cao năng lực tiếng Anh; Nghiên cứu phát triển chương trình, xây dựng tài liệu giảng dạy và các điều kiện thực thi để nâng cao năng lực tiếng Trung.
10